Sửa bếp lần 2, bà nội trợ trung niên kiên định: Chỉ cần sắm 3 chiếc tủ này là đủ
Một người dì 55 tuổi đang sửa sang lại căn bếp và khẳng định chỉ cần 3 mẫu tủ bếp này là đủ.
- 22-12-2024Một thiết kế trong bếp từng là "kim bích huy hoàng", giờ 10 nhà thì 11 nhà quay lưng!
- 15-12-20241 chỗ trong căn bếp có thể tận dụng cất đồ cực ổn mà các mẹ không ngờ tới: Sạch sẽ, tiết kiệm không gian!
- 11-12-2024Những thiết kế nhà bếp chứng minh người Nhật là bậc thầy sắp xếp nhà cửa, ai thấy cũng vội học hỏi theo
Lần thứ hai sửa nhà, bà nội trợ trung niên tuổi 55 không còn lúng túng như trước. Những kinh nghiệm và sự tinh tế mà cuộc sống mang lại giúp dì hiểu rõ làm thế nào để thiết kế ngôi nhà vừa thực dụng, vừa kinh tế, lại thoải mái nhất.
Điển hình là khu bếp. Với quan niệm "ưu tiên sự thực dụng", dì đặc biệt chú trọng vào việc bố trí không gian lưu trữ trong tủ bếp. Bố trí hợp lý không chỉ giúp nhà bếp sử dụng tiện lợi mà còn dễ dàng vệ sinh và sắp xếp gọn gàng.
Dựa trên những kinh nghiệm quý giá từ trước, dì quyết định tập trung vào bố trí tủ bếp theo công thức "2 trên, 2 dưới, 2 ngăn kéo", cụ thể là: 2 dãy tủ treo, 2 dãy tủ dưới và 2 ngăn kéo tủ.
Cách sắp xếp này không chỉ đủ đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ trong bếp mà còn dễ dàng tùy chỉnh theo thực tế để tối ưu hóa không gian. Kết quả là dì đã có một nhà bếp tiện nghi, kinh tế lại vô cùng dễ sử dụng.
1. Hai dãy tủ treo
Dãy tủ treo 1 có công dụng lưu trữ đồ dùng gia đình và dụng cụ bếp thường xuyên sử dụng. Tủ treo này có phần trên khó lấy đồ nên dì nội trợ để các đồ ít sử dụng như đồ ăn dự trữ, bát đĩa số lượng lớn... Còn phần dưới dễ dàng lấy ra nên thích hợp để các đồ dùng thường xuyên như màng bọc thực phẩm, hộp đựng thực phẩm, giấy lau bếp...
Dãy tủ treo 2 dùng để chứa dụng cụ bếp và nguyên liệu thực phẩm thường xuyên sử dụng. Tương tự như tủ đầu tiên, phần trên để những những món đồ ít dùng hàng ngày như máy xay, máy ép trái cây...
Còn phần dưới dễ tiếp cận nên dì để các nguyên liệu thực phẩm dùng thường xuyên gia vị, gạo, các loại hạt khô.
Lưu ý là vì khu vực trên tủ khó lấy đồ, tốt nhất nên sử dụng các hộp đựng trong suốt có tay cầm lớn. Những hộp này không chỉ giúp tận dụng không gian phía trên mà còn giúp bạn dễ dàng nhìn thấy đồ bên trong và lấy ra thuận tiện hơn.
2. Hai ngăn kéo tủ
Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn có thể làm nhiều ngăn kéo cho tủ dưới, càng nhiều ngăn thì phân loại đồ dùng càng dễ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì chỉ cần hai nhóm ngăn kéo này để chứa đồ dùng thường xuyên là đủ.
Ngăn kéo 1 dùng để đựng dụng cụ ăn uống như chén, bát, đĩa, nồi... Nói cách khác là những đồ vật thường xuyên sử dụng trong bếp, rất tiện lợi khi cần lấy ra sử dụng.
Còn ngăn kéo 2 dùng để đựng gia vị. Để gia vị trong ngăn kéo giúp giải phóng không gian trên mặt bàn bếp mà lại dễ dàng vệ sinh. Khi nấu ăn, chỉ cần kéo ngăn kéo ra là có thể lấy ngay.
3. Hai hộc tủ dưới
Tương tự, bạn không cần nhiều mà chỉ cần làm theo dì này thiết kế 2 hộc tủ dưới là đủ gọn gàng, vừa xinh.
Hộc tủ thứ 1 thiết kế làm tủ chậu rửa. Tủ chậu rửa vốn có nhiều đường ống và không có ngăn chia nên thường bị bỏ qua nhưng xét về tính thiết thực, loại này có không gian chứa rất lớn, đựng được rất nhiều đồ đạc.
Bạn có thể dùng để lưu trữ các dụng cụ vệ sinh bếp hoặc thậm chí những chiếc nồi, chảo kích thước lớn cũng có thể để vào được.
Tủ thứ 2 dì nội trợ dùng để làm tủ để gạo, dầu, gia vị và đồ điện nhỏ.
Không gian rộng, thông thoáng, khô ráo chính là ưu điểm để lưu trữ thực phẩm khô tránh bị ẩm mốc. Hoặc các thiết bị điện nhỏ như máy xay, nồi cơm điện, dụng cụ nấu ăn... cũng chứa được gọn gàng trong hộc tủ này, chỉ cần đóng cửa tủ là "giấu" được hết nên vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của nhà bếp.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số