MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sửa quy định về trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước

20-05-2021 - 16:14 PM | Tài chính - ngân hàng

Sửa quy định về trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung các khoản tái cấp vốn được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần với 4 nhóm chính.

Đồng thời bổ sung các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu nhà cung cấp, các khoản phải thu cá nhân, tổ chức bên ngoài có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả.

Dự thảo Thông tư cũng bổ sung việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa được hoàn trả hoặc chưa có biện pháp xử lý.

Đối với các khoản phải thu quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này được quy định: Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước có đủ bằng chứng tin cậy xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã phá sản, giải thể, đối tượng phải thu là cá nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết, hoặc khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú (có văn bản của cơ quan thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng thu nợ có hộ khẩu thường trú.

Dự thảo Thông tư nêu rõ, sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất và sau khi đã thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản tổn thất nhưng không thể thu hồi được, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho xuất toán khoản tổn thất đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được xuất toán ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.

Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện chức năng giúp việc cho Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trong trường hợp cần thiết.

Chủ tịch Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán quyết định trưng tập một số cán bộ từ các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan giúp việc cho Hội đồng xử lý tổn thất theo đề nghị của Vụ Tài chính – Kế toán.

Theo Chí Kiên

Thời báo ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên