MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sức hút của lĩnh vực bất động sản

05-06-2022 - 09:39 AM | Bất động sản

5 tháng, TP.HCM cấp phép cho 1.213 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, với vốn đăng ký đạt 64.792 tỷ đồng, tăng 14,8%. Điều này cho thấy sức hút của lĩnh vực này vẫn rất lớn khi nhu cầu nhà đất tăng cao.

Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, từ ngày 1/1/-20/5, TP.HCM đã cấp phép 17.259 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 226.848 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số giấy phép tăng 12,5% và vốn giảm 18,8%. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu có 12.633 doanh nghiệp thành lập, tăng 13,5% so với cùng kỳ; vốn đăng ký 170.355 tỷ đồng, giảm 7%.

Theo loại hình doanh nghiệp, Công ty TNHH có 15.026 đơn vị, tăng 13,7% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 113.045 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ. Công ty CP có 2.069 đơn vị, tăng 3,2% so với cùng kỳ; vốn đăng ký 113.721 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp tư nhân 163 đơn vị, tăng 25,4%; vốn đăng ký 81 tỷ đồng, giảm 10%.

Theo loại hình kinh tế, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng doanh nghiệp cấp phép là 67 đơn vị, vốn đăng ký đạt 778 tỷ đồng, giảm 58,4% về vốn so với cùng kỳ. Khu vực công nghiệp, xây dựng cấp phép cho 1.936 doanh nghiệp, tăng 18% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 35.894 tỷ đồng, giảm 43,6%. Trong đó, ngành xây dựng có 1.519 doanh nghiệp, vốn đạt 14.784 tỷ đồng, giảm 33,4% về vốn; nhóm ngành công nghiệp có 1.936 đơn vị với số vốn đăng ký đạt 35.894 tỷ đồng, giảm 43,6% về vốn so với cùng kỳ.

Sức hút của lĩnh vực bất động sản - Ảnh 1.

Kinh doanh bất động sản có 1.213 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký đạt 64.792 tỷ đồng, tăng 14,8%. Ảnh: DK

 Đáng chú ý, khu vực thương mại, dịch vụ cấp phép 13.737 doanh nghiệp, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, vốn đăng ký giảm 8,5%, đạt 175.392 tỷ đồng. Trong đó, thương nghiệp dẫn đầu số doanh nghiệp thành lập với 6.641 đơn vị, vốn đăng ký 62.023 tỷ đồng, tăng 24,3% về vốn... Kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực ưa thích khi có 1.213 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 64.792 tỷ đồng, tăng 14,8%.

Hơn 2 năm qua, dù có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng bất động sản vẫn phát triển. Giá nhà ở vẫn không ngừng tăng, điển hình như phân khúc nhà ở vừa túi tiền ở TP.HCM đã gần như biến mất hoàn toàn. Đồng thời, một yếu tố quan trọng khiến doanh nghiệp vẫn lao vào bất động sản đó là nhu cầu về nhà đất vẫn rất cao.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group cho biết, chúng ta đang kinh doanh trong thị trường sòng phẳng. Đôi khi sự bỏ đi của người là cơ hội cho người khác. Trong lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp cũng rất khác nhau về mặt chiến lược, quan điểm, phân khúc kinh doanh... Do đó, nhu cầu, cách vận hành trong thị trường bất động sản rất phong phú. Và lợi nhuận trong lĩnh vực bất động sản luôn là yếu tố khiến nhiều người quan tâm nhất.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đô thị hóa ở Việt Nam đang phát triển rực rỡ và chưa hoàn chỉnh. Do đó, dư địa của thị trường bất động sản, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đang còn rất lớn. Xét số m2 nhà ở/dân số ở Việt Nam vẫn đang còn thấp so với các nước trong khu vực. Như vậy, các doanh nghiệp nhìn thấy thị trường rộng mở.

"Như với Phú Đông Group, chúng tôi nhận thấy nhu cầu ở thực của người dân là rất lớn. Nhưng với năng lực của doanh nghiệp, 1 năm chúng tôi chỉ cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 sản phẩm. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp khác họ cũng muốn tham gia vào thị trường", ông Phúc cho hay.


Theo Vũ Phạm

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên