MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Suy ngẫm về cuộc đời qua lời dạy của bậc thầy yoga Ấn Độ: 4 bước đơn giản để cuộc sống an nhiên, nhẹ nhàng hơn

01-07-2020 - 20:00 PM | Sống

Hãy để cuộc sống của bạn được thúc đẩy bởi những mục đích tốt đẹp, chứ không phải tìm kiếm một mục đích; hãy để nó mở ra hành trình, việc của bạn là tận hưởng hành trình đó. Hãy để cuộc sống tự nó có ý nghĩa với bạn.

Chất lượng cuộc sống của chúng ta chủ yếu được quyết định bởi bản chất của mối quan hệ của chúng ta với bản thân và những người xung quanh.

Chúng ta muốn được hạnh phúc và được yêu thương. Chúng ta muốn sống cuộc sống có ý nghĩa với một người nào đó. Chúng ta liên tục tìm kiếm và hướng tới những người mà bản thân nghĩ sẽ làm cho cuộc sống của mình tốt hơn.

Bản thân mục tiêu rất đơn giản nhưng người chơi (bạn và những người khác) thì không. Chúng ta không thể tránh khỏi việc đưa ra những giả định sai lầm về những gì mình thực sự cần để được hạnh phúc.

Con người tự tạo ra các điều kiện và không nhận ra chúng khiến cuộc sống của chúng ta trở nên phức tạp đến mức chính bản thân họ không hiểu mình.

Dưới đây là bốn bài học thay đổi cuộc sống từ Jaggi Vasudev (còn gọi là Sadhguru) - bậc thầy yoga người Ấn Độ, nhà huyền môn và tác giả bán chạy nhất trên New York Times. Đó là những bước đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện để sống một cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Có những người hạnh phúc và khốn khổ, có người phạm sai lầm nhưng không có người tốt và người xấu

Rất nhiều người nghĩ rằng bản thân mình hoàn hảo hơn người khác. Và điều gì xảy ra khi mọi người không có chung quan điểm với bạn là những người xấu. Chúng ta thấy điều này ở khắp mọi khía cạnh: chủng tộc, tôn giáo, các mối quan hệ, thậm chí nhiều người cho rằng tính cách của mình chính là khuôn mẫu cho hành vi tốt.

Điều chúng ta không hiểu là mọi người đang sống theo cách tốt nhất mà họ thấy phù hợp. Họ có một bộ quy tắc mà họ đã xây dựng trong quá trình trưởng thành mà họ cho là ý nghĩa với bản thân. Khoảnh khắc bạn dán nhãn ai đó là người xấu, bạn ngay lập tức mất khả năng hiểu họ.

“Có những người hạnh phúc và khốn khổ, có người phạm sai lầm nhưng không có người tốt và người xấu.” - Sadhguru

Vấn đề ở đây là: chia sẻ với mọi người và cuộc sống với sự quan tâm vô điều kiện; đừng nói người này (hoặc nhóm này) là xấu nên tôi không đối tốt với họ. Tất cả mọi người không tốt hay xấu. Bạn có ý tưởng của bạn; bạn có quan điểm riêng của bạn về cuộc sống; bạn có những ưu tiên của bạn, và những người khác cũng vậy.

Khoảnh khắc bạn nghĩ mình tốt, bạn cảm thấy mình có quyền miệt thị cái xấu bởi vì nền tảng của lòng tốt là do bạn quyết định.

Tầm quan trọng của việc biết định vị bản thân

Suy ngẫm về cuộc sống qua lời dạy của bậc thầy yoga Ấn Độ: 4 bước đơn giản để cuộc sống an nhiên, nhẹ nhàng hơn - Ảnh 1.

“Sai lầm lớn nhất của con người là mọi người luôn cố gắng lấy niềm vui từ bên ngoài.” - Sadhguru

Chúng ta đều thích lời khen. Chúng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc đặc biệt là khi chúng được đưa ra một cách chân thành.

Hầu hết mọi người trở thành kiểu người ​​mà họ được người khác đánh giá. Họ trở nên nông cạn, bám vào mọi thứ mọi người nói hoặc nghĩ về họ. Họ như những con thiêu thân cố gắng sống theo mong đợi của người khác để rồi thất bại và mệt mỏi vì không được sống là chính mình.

Điểm mấu chốt là đây: phụ thuộc vào ý kiến ​​của người khác để đánh giá bản thân dẫn đến một cuộc sống lộn xộn. Làm thế nào để thay đổi? Câu trả lời là hiểu chính mình. Để làm được điều đó, hãy:

- Dành thời gian để làm tốt những gì bạn thích làm. Khi bạn giỏi một thứ gì đó, điều đó có nghĩa là bạn hữu ích và mọi người có thể cần đến bạn vì điều gì đó.

- Xác định người có thể giúp bạn trở nên tốt hơn. Nếu bạn luôn dành thời gian với những người khiến bạn cảm thấy nhỏ bé, tự ti bạn sẽ chỉ cảm thấy bản thân thật tồi tệ.

- Biết điểm mạnh của bạn, chấp nhận điểm yếu. Một lỗ hổng nhỏ được vạch ra bởi tòa án dư luận cộng đồng không thể khiến bạn gục ngã.

- Có một thời gian yên tĩnh để nhìn lại tất cả những gì đã trải qua, viết ra một vài điều khiến bản thân tự hào trong ngày.

- Khi bạn biết chính mình, bạn có thể xây dựng những công trình bền vững.

Xác định ý nghĩa của sự tồn tại

“Nếu mục đích của cuộc sống là hoàn thành bổn phận mà chúng ta được trao cho, cuộc sống sẽ bị lu mờ bởi mục đích của bạn.” - Sadhguru

Không có một mục đích đồng nghĩa với việc sống không có ý nghĩa. Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào chúng ta đã tìm thấy mục đích của mình?

Đối với hầu hết mọi người, họ cho rằng mục đích do Chúa ban cho chúng ta phải hoàn thiện và biến đổi cuộc sống cùng một lúc. Họ luôn sống trong cảm giác nửa vời, bất mãn và lo lắng vì sống với quan niệm rằng việc tìm kiếm mục đích của mình là chìa khóa để giải phóng tiềm năng và hạnh phúc của bản thân.

Đây là một sự thật phũ phàng: hầu hết mọi người sử dụng việc tìm kiếm mục đích như một cái cớ để né tránh cuộc sống. Họ quên mất phần quan trọng nhất: mục đích của cuộc sống là sống. Ngoài ra, khi cảm thấy rằng bản thân đã tìm thấy mục đích của mình, bạn đồng thời tự đóng lại những cánh cửa khác trong cuộc sống của mình.

Hãy để cuộc sống của bạn được thúc đẩy bởi những mục đích tốt đẹp, chứ không phải tìm kiếm một mục đích; hãy để nó mở ra hành trình, việc của bạn là tận hưởng hành trình đó. Hãy để cuộc sống tự nó có ý nghĩa với bạn.

Đừng vội vàng kết luận

Suy ngẫm về cuộc sống qua lời dạy của bậc thầy yoga Ấn Độ: 4 bước đơn giản để cuộc sống an nhiên, nhẹ nhàng hơn - Ảnh 2.

“Nhận ra sự thiếu hiểu biết của bản thân có ý nghĩa hơn nhiều so với kiến ​​thức mà bạn học được” - Sadhguru

Mục đích của tâm trí là tìm kiếm các kết nối. Nhưng chúng ta thường cho rằng điều này là không thể. Chúng ta liên tục đưa ra kết luận về mọi thứ. Chúng ta xây dựng lập trường và đánh giá cuộc sống qua lăng kính đó.

Khi bạn đưa ra kết luận về bất cứ điều gì, tâm trí của bạn gắn nhãn tuyệt đối và đóng cửa mọi khả năng khác. Những gì chúng ta cần không phải là nhanh chóng đưa ra kết luận và cảm thấy hài lòng điều đó mà là tìm kiếm sự thật.

Một số quan niệm sai lầm đã tồn tại và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác vì mọi người chỉ muốn đi đến kết luận về mọi thứ. Chúng ta có thể học cách ở trong trạng thái trung lập: không nghiêng về phía nào, không có ý kiến…

Bạn càng đưa ra nhiều kết luận, bạn càng dễ dàng bỏ qua những chi tiết tiềm ẩn. Gạt bỏ kết luận và khám phá cuộc sống.

Theo Medium

Lưu Ly

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên