MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ta đi tới... trên đường cao tốc

Hệ thống đường cao tốc quốc gia đã mở ra thênh thang, là một kiến tạo vĩ đại của thời vận mới, sẽ là nền tảng cho những bước Ta đi tới để phát triển cơ đồ đất nước trong tương lai.

Hệ thống đường cao tốc quốc gia đã mở ra thênh thang, là một kiến tạo vĩ đại của thời vận mới, sẽ là nền tảng cho những bước "Ta đi tới" để phát triển cơ đồ đất nước trong tương lai.

"Ta đi tới" là tên bài thơ của nhà thơ Tố Hữu, viết tháng 8/1954, ngay sau chiến thắng "Lừng lẫy Điên Biên, chấn động địa cầu". Thời điểm ấy, đất nước mới giành được hòa bình một nửa ở miền Bắc. Một nửa non sông, là miền Nam ruột thịt, bị ngăn cách từ vĩ tuyến 17, vẫn đang chìm trong khói lửa chiến tranh. Bài thơ "Ta đi tới" đã rất quen thuộc, nổi tiếng qua nhiều thời kỳ. Bây giờ, mỗi khi ngồi xe ô tô phóng trên các cung đường cao tốc của đất nước, những câu thơ trong bài thơ này lại vang lên trong tâm trí của tôi…

Ta đi tới... trên đường cao tốc - Ảnh 1.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Ảnh: Nguyễn Tri

Nhà thơ Tố Hữu kể về việc sáng tác bài thơ như sau: Vào ngày 5/8/1954, nhà thơ được gặp và trò chuyện với Bác Hồ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Tố Hữu đã viết bài thơ "Hoan hô chiến sỹ Điện Biên", được phổ biến ở khắp nơi. Khi ấy, chính quyền cách mạng non trẻ, mới giành được độc lập tự do, vừa ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, đã phải đối đầu với muôn vàn thách thức, rồi bước vào cuộc "Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ".

Vào thời điểm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, mọi người đang tưng bừng với những kỳ vọng khi bước vào một mùa thu mới, mùa thu hòa bình đầu tiên trên miền Bắc: "Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần/Tháng Tám mùa thu xanh thắm/Mây nhởn nhơ bay/Hôm nay ngày đẹp lắm/ Mây của ta, trời thắm của ta". Thời điểm ấy, Bác Hồ cùng Trung ương chuẩn bị rời căn cứ địa Việt Bắc, đóng ở vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, để trở về tiếp quản Thủ đô. Tố Hữu đã bật ra câu thơ hay vào loại bất tuyệt:"Trên đường ta về lại Thủ đô/Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!".

Vào thời điểm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, mọi người đang tưng bừng với những kỳ vọng khi bước vào một mùa thu mới, mùa thu hòa bình đầu tiên trên miền Bắc: "Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần/Tháng Tám mùa thu xanh thắm/Mây nhởn nhơ bay/ Hôm nay ngày đẹp lắm/ Mây của ta, trời thắm của ta". Thời điểm ấy, Bác Hồ cùng Trung ương chuẩn bị rời căn cứ địa Việt Bắc, đóng ở vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, để trở về tiếp quản Thủ đô. Tố Hữu đã bật ra câu thơ hay vào loại bất tuyệt: "Trên đường ta về lại Thủ đô/Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!"

Ta đi tới... trên đường cao tốc - Ảnh 2.

Cầu Vĩnh An vượt sông Mã trên cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh: Sông Lam

Bài thơ viết về những con đường cách mạng trong thời kỳ tới, về niềm tin, thái độ lạc quan và bồi đắp quyết tâm, thái độ điềm tĩnh, để đi tới cái đích cuối cùng. Bài thơ trở thành một hình mẫu về cảm hứng lạc quan trong thơ ca cách mạng. Bài thơ cũng nhanh chóng được phổ biến đến mọi miền đất nước, truyền tới cả trong chiến trường miền Nam đang bùng lên khói lửa. Nhiều cán bộ từ trong miền Nam tập kết ra miền Bắc đều thuộc nằm lòng bài thơ này…

Có một thú vị lạ kỳ, nhiều tác phẩm văn nghệ ra đời trong kháng đầy chiến đầy gian khổ, hy sinh, lại mang đến cho chúng ta dự cảm lạc quan, dự báo những hiện thực đẹp đẽ. Như bài hát "Không quân Việt Nam", "Hải quân Việt Nam" của nhạc sỹ Văn Cao viết những ngày đầu kháng chiến chống Pháp với vũ khí đơn sơ, hay bài hát "Tiến về Hà Nội", cũng của nhạc sỹ này, đã vẽ ra viễn cảnh tiếp quản Thủ đô, năm cửa ô nở năm cánh hoa chào đại quân tiến về, viết trước khi hiện thực diễn ra từ rất sớm.

Bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu cũng vậy. Bây giờ, khi ngồi ô tô vi vu trên những tuyến đường cao tốc ở phía Bắc, ùa vào giữa cái cảm giác thênh thang, thấy mình giống như là một cánh chim đang được tiếp thêm gió mạnh, chỉ như muốn bay lên khỏi hiện thực. Gần 70 năm đã trôi qua sau thời điểm bài thơ ra đời, bây giờ tôi lại đọc nó với một tinh thần mới, một cảm hứng mới...

Ngay trong đoạn mở đầu, nhà thơ đã viết: "Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên". Tôi đã có lần từ lũng núi Bắc Sơn, đi theo con đường mòn thời kháng chiến, nay đã thành quốc lộ giữa những cánh rừng xanh mát, về tới Thái Nguyên, là gặp con đường cao tốc từ Hà Nội kéo lên, rồi còn dài tới Bắc Cạn, Chợ Mới. "Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên/Đường cách mạng dài theo kháng chiến/ Đến hôm nay đường xuôi về biển", "Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát". Đấy chính là con đường cao tốc dẫn lên miền núi cao Tây Bắc qua Hòa Lạc, Hòa Bình, rồi nay mai sẽ tới Sơn La, Điện Biên. Rồi, đấy là con đường cao tốc thênh thang Hà Nội dẫn ra Hải Phòng, sang Quảng Ninh và từ Hạ Long tới Vân Đồn, Móng Cái với rừng dương Sa Vỹ, Trà Cổ, địa đầu biển phía Bắc đất nước. Từ sáng sớm ở Thủ đô, theo con đường này kết nối với tỉnh lộ, buổi trưa, tôi đã tới vùng núi cao biên giới Bình Liêu, đứng trên sống núi khủng long, ngẩng đầu ngắm mây trắng bay. Đường Hà Nội - Lào Cai thì đi qua miền Trung du, những rừng cọ, đồi chè trải ra tít tắp nơi bình nguyên ven bờ sông Lô…

Ta đi tới... trên đường cao tốc - Ảnh 3.

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh: Sông Lam

Bài thơ đã vang lên hào sảng ngay từ những ngày chúng ta vừa mới đi qua những con đường mòn dưới bóng cây để che mắt giặc thù: "Ai đi Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang/Ai vô thành phố Hồ Chí Minh, rực rỡ tên vàng/Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp" và "Ai đi Nam Ngãi, Bình Phú, Khánh Hoà/Ai vô Phan Rang, Phan Thiết/Ai lên Tây Nguyên, Kông Tum, Đắc Lắc/Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung". Bài thơ kết thúc với lời đinh ninh: "Ta đi tới, không thể gì chia cắt/Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau/Trời ta chỉ một trên đầu/ Bắc Nam liền một biển", và "Lòng ta chung một cơ đồ Viêt Nam". Ai đọc cũng sẽ nhận thấy, mỗi địa danh được nhắc tới ở đây đều gắn với một cung đường cao tốc của đất nước, đã hoàn thành, đang triển khai hoặc sẽ xuất hiện trong một tương lai rất gần tới đây…

Bây giờ, khi kể tới những thành tựu lớn nhân Kỷ niệm 78 năm khai sinh nước Việt Nam mới, chúng ta dễ dàng nhận ra những phát triển vượt bậc trong giao thông vận tải. Trong tầm mắt là hệ thống đường cao tốc Việt Nam. Hệ thống này được xây dựng quy hoạch từ đầu thế kỷ 21. Theo định hướng, đến năm 2030, sẽ gồm 22 tuyến (ký hiệu CT từ 01 đến 22) với tổng chiều dài 6.411 km. Trong đó, hai tuyến xương sống là cao tốc Bắc Nam với chiều dài 3.083 km gồm: Cao tốc Bắc Nam phía Đông (CT.01) từ Hà Nội đến Cần Thơ, dài 1.814 km và Cao tốc Bắc Nam phía Tây (CT.02) từ đất Phú Thọ đến biển Kiên Giang, dài 1.269 km.

Cùng với đó, các thành phần tiếp nối vào hai tuyến xương sống này là: Hệ thống cao tốc phía Bắc với 14 tuyến hướng tâm nối với Thủ đô Hà Nội dài 1.368 km, miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến dài 264 km, khu vực phía Nam gồm 7 tuyến dài 983 km. Các tuyến này có quy mô 4 đến 6 làn xe, tốc độ 100-120 km/h và được liên kết đến các quốc lộ và các cao tốc khác ở nơi đi qua. Nhiều tuyến đường cao tốc đã hiện ra đầy thuyết phục trên thực địa. Các tuyến khác đang thi công hoặc khởi động...

Hệ thống đường cao tốc quốc gia đã mở ra thênh thang, là một kiến tạo vĩ đại của thời vận mới, sẽ là nền tảng cho những bước "Ta đi tới" để phát triển cơ đồ đất nước trong tương lai.

Theo Vũ Thiện Phong

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên