Tác giả cuốn "Người giàu suy nghĩ như thế nào" chia sẻ quan điểm về tiền bạc và cách thức để trở thành triệu phú
Steve Siebold là triệu phú tự thân nổi tiếng tại Mỹ và cũng là tác giả cuốn “Người giàu suy nghĩ như thế nào”. Ông chia sẻ: “Cũng giống như tất cả mọi thứ trong cuộc sống này, kiếm tiền giỏi không khác biệt với việc cần phải giỏi tất cả mọi thứ cho dù là vận động viên muốn dành hạng nhất hay chỉ đơn giản là học thêm ngôn ngữ thứ hai”.
- 15-05-2017Vẩy tay cân bằng lá lách, dạ dày: Thuật dưỡng sinh của tỷ phú 90 tuổi vẫn sống khoẻ
- 15-05-2017Từ bỏ công việc tài chính ổn định để khởi nghiệp vì đam mê, đây là thứ cặp vợ chồng doanh nhân phải đánh đổi để có thành công!
- 15-05-2017Không quan trọng bạn có bao nhiêu tiền, sự khác biệt cơ bản này mới là thứ xác định sự giàu có của bạn trong tương lai
Lẽ tất nhiên, thành công chẳng xuất hiện một cách dễ dàng. Nếu muốn sự nghiệp vững chắc, kiếm nhiều tiền và trở thành triệu phú thì rất có thể bạn sẽ phải thay đổi, chấp nhận buông bỏ một số thói quen và cách suy nghĩ:
Suy nghĩ nông cạn
Theo quan niệm của triệu phú Siebold, bất kể là ai cũng sẽ có mục tiêu tài chính cho giai đoạn nghỉ hưu, có đủ chi phí sinh hoạt và hưởng thụ cuộc sống. Đối với hầu hết tầng lớp trung lưu, tất cả những gì họ cần chỉ là kiếm được nhiều hơn chi tiêu. Mặc dù không quá tham vọng nhưng nên đặt mục tiêu của bản thân xa hơn, chạm đến mức độ của những người siêu giàu và cuộc sống giống như họ chẳng hạn. Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ giống như người giàu làm. Đừng ngại nghĩ lớn!
Quá coi trọng việc tiết kiệm
Những người trung lưu không phải là người tiêu tốn nhiều tiền. Bởi vì họ kiếm được rất ít nên buộc phải chi tiêu tất cả cho cuộc sống của họ. Nhưng người giàu có không giống vậy, họ sẽ đánh giá tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư khác biệt. Họ nhận ra rằng chìa khóa thật sự để mở cánh của sự nghiệp, tiền tài và danh vọng chính là tập trung vào đầu tư thu lợi. Thay vì tập trung vào chi tiêu và tiết kiệm, họ tìm cách để kiếm được nhiều hơn, quan tâm đến việc đầu tư trước tiên và dành phần còn lại để chi tiêu theo sở thích.
“Nhiều người có thói quen quan tâm quá mức đến những tờ phiếu giảm giá và tiết kiệm khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn”, Siebold viết trong cuốn sách của mình. Ngay cả khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính thì những người giàu có cũng không bao giờ có suy nghĩ này. Họ là bậc thầy tập trung tinh thần và năng lượng để phát triển những thứ thuộc về họ. Đó là gia sản khổng lồ.
"Đừng có chờ tiền từ trên trời rơi xuống. Thay vì trông chờ được người khác giúp đỡ, hãy tự giúp mình trước", triệu phú Steve Siebold nói.
Mong muốn mức lương ổn định
Đa phần nhân viên đều lựa chọn được trả mức lương ổn định hoặc phụ thuộc theo giờ làm việc. Trong khi đó, những người làm chủ lựa chọn cách trả lương cho chính bản thân họ dựa trên kết quả làm việc. Đó là sự khác biệt rất lớn.
“Cũng có những người giàu được trả lương theo một mức ổn định nào đó. Nhưng nên nhớ rằng con đường đi đến sự thịnh vượng nhanh nhất là tự làm chủ sự nghiệp của mình”, Siebold chia sẻ.
Thời gian linh hoạt
Tiền không tự nhiên mà sinh ra. Nếu muốn gây dựng sự giàu có thì cần phải có mục đích rõ ràng, kế hoạch cụ thể và thời gian để hoàn thành. Những người giàu luôn có xu hướng hết lòng tập trung vào mục tiêu chính trong khoảng thời gian nhất định. Có nghĩa là họ quy định thời hạn cho sự thành công của họ. Đó là cách mà các triệu phú và tỷ phú giàu có nhất thế giới tồn tại.
Giải trí
Dễ dàng nhận thấy một điều rằng người giàu thích giải trí theo cách giáo dục. Họ đánh giá cao sức mạnh của kiến thức và học tập. Do đó, phần lớn thời gian giải trí của họ cũng sẽ dành để trau dồi thêm kiến thức có ích.
Siebold giải thích: “Chỉ cần bước chân vào tư gia của một nhà lãnh đạo hay bất kể tỷ phú nào đó, điều đầu tiên bạn nhận thấy sẽ là một thư viện sách rộng lớn. Đó là công cụ để họ giải trí cũng là giáo dục bản thân, làm thế nào để trở nên thành công hơn”.
Những mối quan hệ “độc hại”
Có câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Thực tế, những người bạn dành phần lớn thời gian để tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của bạn. Đó là sự truyền nhiễm ý thức. Tiếp xúc nhiều với những người tài giỏi và thành công cũng mở ra tiềm năng suy nghĩ lớn hơn cho bản thân. Đó là lý do vì sao những người chiến thắng luôn bị thu hút bởi những người chiến thắng.
Hoài cổ
Vị triệu phú này tin rằng những người có xu hướng hoài cổ, thích nhớ về những ngày tháng tốt đẹp trong quá khứ thường khó có được thành công. Họ trái ngược hoàn toàn với những người giàu sẵn sàng đánh cược bản thân vào ước mơ, mục tiêu và lý tưởng cho tương lai dù nguy hiểm và khó khăn luôn rình rập trước mắt.
Tìm kiếm sự thoải mái về thể chất, tinh thần và cảm xúc là mục tiêu của những người không bao giờ làm nên nghiệp lớn. Các nhà lãnh đạo lớn luôn học cách thoải mái ngay cả trong trạng thái bất ổn định.
Nỗi sợ hãi
Sợ hãi không bao giờ có trong từ điển của những người có trí lớn. Ở mức độ tư duy này, họ có những mong muốn mà với nhiều người là hoang tưởng, không thể thực hiện được. Chính xác đó là những gì mà người giàu có đang làm và sẵn sàng đặt bản thân vào mọi tình huống, bất chấp mạo hiểm.
Kỳ vọng thấp
Bảo vệ bản thân khỏi thất bại, hài lòng về vấn đề tài chính là những sai lầm khiến bạn mãi không thể giàu có. Sự khôn ngoan của những người giàu có chính là đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng và ngay lập tức tìm cách giải quyết chúng. Một nhà lãnh đạo thông minh không bao giờ chờ đợi theo cách bị động, họ làm cho điều đó phải xảy ra như đã suy đoán.
CNBC