Tác hại khủng khiếp của nhịn tiểu: Bạn chỉ nên nhịn tiểu trong bao lâu?
Việc cố gắng nhịn tiểu không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây hại cho bàng quang và các bộ phận khác.
- 07-03-2021Thiếu ngủ gây hại cho sức khỏe hơn bạn tưởng: Béo phì, nhanh già, thậm chí "teo não"
- 05-03-2021Ăn rau củ tốt cho sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ để kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu của ĐH Harvard cho bạn câu trả lời!
Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để giục bạn chạy đến nhà vệ sinh gần nhất. Song, chúng ta đôi khi lại nhịn tiểu vì đang dở công việc, đang ở nơi không tiện đi tiểu…
Dưới đây là 5 tác hại của nhịn tiểu bạn cần biết, theo một bài viết trên trang Trí Thức Trẻ.
1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Mặc dù phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng một khi đã mắc, nam giới lại thường bị nghiêm trọng hơn.
2. Viêm bàng quang kẽ
Việc cố gắng nhịn tiểu không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây hại cho bàng quang và các bộ phận khác.
Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi trữ nước tiểu. Bệnh nhân thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn nhưng khối lượng nước tiểu rất ít.
Các triệu chứng thường gặp như khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ngày.
Rất đáng lo ngại là bệnh này chưa có thuốc chữa dứt điểm mà chỉ điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.
3. Suy thận và sỏi thận
Do không thường xuyên lọc các độc tố và chất thải ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu tiện, thận sẽ có dấu hiệu bị suy. Các triệu chứng của suy thận bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và buồn ngủ.
Không những thế, việc nhịn tiểu còn gây ra những viên sỏi thận với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau do các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể, lưu lại và tạo thành sỏi.
4. Giảm ham muốn quan hệ tình dục, gây vô sinh
Do không thường xuyên lọc các độc tố và chất thải ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu tiện, thận sẽ có dấu hiệu bị suy.
Trì hoãn đi theo "tiếng gọi của thiên nhiên" cũng khiến cả nam giới và phụ nữ giảm ham muốn tình dục.
Với nam giới, thói quen này sẽ ức chế thần kinh, làm rối loạn chức năng cương cứng gây xuất tinh sớm, giảm hưng phấn khi sex.
Đối với nữ giới, nhịn tiểu gây ức chế lên vùng xương chậu, cổ tử cung và các bộ phận sinh dục khác, khiến cho việc yêu trở nên đau đớn, giảm hưng phấn…
Nguy hiểm hơn, chị em dễ bị vô sinh khi nhịn tiểu thường xuyên bởi thói quen này làm cho bàng quang tích trữ chất lỏng quá nhiều, phình to ra và chèn ép tử cung, khiến tử cung khó về vị trí cũ.
5. Tiểu dắt
Thói quen nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt. Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm.
Đơn cử như bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.
Sức chứa của bàng quang
Bàng quang của con người mở rộng dần khi chúng ta lớn lên. Sau đây là một số ví dụ về thể tích bàng quang theo độ tuổi:
Độ tuổi | Kích thước (ml) |
12 tháng trở xuống | 48.9 ml |
5-7 tuổi | 75–105 ml |
8-10 tuổi | 120–150 ml |
11-15 tuổi | 165–225 ml |
Người trưởng thành | 300–400 ml |
Người ta thường hiểu nhầm rằng dung tích bàng quang sẽ thay đổi khi chúng ta già đi, nhưng thực tế không phải vậy. Lão hóa có thể gây ra một số vấn đề về đường tiết niệu như sau:
- Mất dần cảm giác khi bàng quang trống rỗng hoặc khi chứa đầy nước tiểu
- Giảm khả năng co bóp của bàng quang
- Tăng lượng nước tiểu dư thừa còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu
Vậy một người chỉ nên nhịn tiểu trong bao lâu?
Khoảng thời gian mà một người có thể nhịn tiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như việc trước đó họ đã uống bao nhiêu nước.
Nếu cảm thấy cần phải đi tiểu, bạn chỉ nên nhịn tiểu trong khoảng thời gian cần thiết để có thể đến nhà vệ sinh.
Ở trạng thái tỉnh táo, một người thường đi tiểu khoảng 3–4 giờ một lần.
Doanh nghiệp và tiếp thị