Tắc nghẽn nghiêm trọng tại cảng container lớn thứ hai thế giới
Cảng container của Singapore - cảng lớn thứ hai thế giới - đang rơi vào tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19.
- 30-06-2024Trung Quốc thải ra hàng triệu tấn đường ray đã qua sử dụng mỗi năm, nhưng tại sao chúng lại bị chôn xuống đất thay vì đem đi tái chế?
- 29-06-2024Nhật Bản: Nghi ngờ thêm 76 ca tử vong sau khi dùng thực phẩm chức năng Kobayashi
- 29-06-2024Trung Quốc chính thức thông xe siêu công trình vượt đại dương giữ 10 kỷ lục dài nhất, lớn nhất, rộng nhất: Khẳng định trình độ xây dựng khiến thế giới ngỡ ngàng
Mùa cao điểm mua sắm, lễ hội thường diễn ra vào những tháng cuối năm, cộng với tình hình địa chính trị bất ổn tại những nút giao quan trọng của đường biển đang khiến ngành vận tải hàng hải đối mặt với những thách thức lớn. Đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi chiếm tới 60% số tàu chờ cập cảng trên toàn cầu.
Theo thông tin mới nhất, cảng container của Singapore - cảng lớn thứ hai thế giới - đang rơi vào tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19. Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA) hồi cuối tháng 5 cho biết, thời gian chờ trung bình để tàu container cập bến là từ 2 - 3 ngày, so với thông thường là chưa đầy một ngày.
Một số tàu đã buộc phải chuyển đến ghé cảng ở các nước láng giềng như Malaysia và Trung Quốc. Số tàu container chờ cập cảng Port Klang và Tanjung Pelepas của Malaysia đã tăng, trong khi thời gian chờ tại các cảng ở Trung Quốc cũng đã tăng lên. Bận rộn hơn cả là cảng Thượng Hải và Thanh Đảo với số lượng tàu chờ cập cảng xếp hàng dài.
Ông Tan Hua Joo - Nhà phân tích thị trường container tại Linerlytica cho biết: "Các cảng không còn nhiều chỗ trống cho khối lượng hàng hoá đổ về ngày càng nhiều nữa rồi. Các hãng tàu phải chờ tới gần cuối năm mới có chỗ trống. Như vậy, họ phải chuẩn bị tinh thần trì hoãn hành trình tới vài tháng".
Hồi đầu năm nay, hàng hoá cập cảng Malaysia đã từng bị hoãn tới 2 tuần do căng thẳng tại Biển Đỏ. Tình trạng tắc nghẽn hàng hoá, chi phí vận chuyển cao cũng đe doạ mục tiêu lạm phát xuống dưới 3% trong năm nay của New Zealand.
Theo các chuyên gia về lĩnh vực vận tải biển, chi phí vận chuyển leo thang sẽ làm gia tăng nguy cơ tăng giá đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nhiều nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.
VTV