MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Tại bố mẹ nghèo" là lời biện minh của kẻ thất bại: Những tỷ phú này chứng minh giàu hay nghèo chỉ cần duy nhất 1 yếu tố

13-12-2021 - 22:36 PM | Sống

Bất công chính là trạng thái bình thường của thế giới này. Con người vừa mới sinh ra đã phải chấp nhận sự bất công một cách phũ phàng.

Có bao giờ bạn suy nghĩ, khối tài sản khổng lồ của những tỷ phú trên thế giới làm sao mà có không? Là họ tự gây dựng từ hai bàn tay trắng hay đã có nền tảng cơ sở sẵn sàng? Không cần nói chi đâu xa, những ví dụ điển hình ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta cũng có thể giải thích được câu hỏi đó.

Dưới đây là 3 trường hợp trở thành tỷ phú mà tôi đúc kết từ những mối quan hệ mà tôi đã trải qua. Giàu có hay không cũng đều xuất phát từ một yếu tố mà thôi!

1. Giàu nhờ gia sản của bố mẹ để lại

Trường học cấp ba của tôi là một trong những trường trọng điểm của tỉnh và đa số phải là học sinh có năng lực mới có thể thi vào được. Đương nhiên, ngoài việc dựa vào điểm số ra thì nếu bạn có đủ tiền cũng vẫn có thể ghi danh được thôi.

Khác với những gì mọi người tưởng tượng, những người bạn học giàu có của tôi không phải dạng ngu dốt, "thùng rỗng kêu to", khoe giàu, ỷ giàu hiếp nghèo… mà ngược lại, họ vô cùng hướng ngoại, thích giao tiếp, biết cách lấy lòng giáo viên và có thiện chí nhờ vả những bạn học giỏi khác giúp đỡ để cùng tiến bộ.

Tại bố mẹ nghèo là lời biện minh của kẻ thất bại: Những tỷ phú này chứng minh giàu hay nghèo chỉ cần duy nhất 1 yếu tố - Ảnh 1.

Sau khi lên đại học, một số họ đã thi vào trường thuộc top đầu cả nước, có người chỉ thi vào trường phổ thông, có người ra nước ngoài, nhưng họ đều có một điểm chung là không cần phải lo lắng hay gấp gáp gì cả vì vốn dĩ cuộc sống của họ đã quá tốt rồi.

Tốt nghiệp đại học, họ tiếp nối sự nghiệp gia đình, duy trì khối tài sản chục trăm tỷ và trở thành những "tổng tài" thực thụ.

Đến đây, hẳn rằng bạn sẽ nghĩ thành công của nhiều người có được là nhờ vào tài sản của bố mẹ đúng không? Vậy thì hãy dõi theo câu chuyện của người bạn tiếp theo của tôi.

2. Giàu nhờ con đường học vấn

Anh chàng này tên Vương Kiệt Khắc, 45 tuổi, làm lãnh đạo cấp cao trong công ty nước ngoài và đầu tư bất động sản, hiện sở hữu tài sản hơn 200 triệu nhân dân tệ (hơn 723 tỷ đồng).

Anh bạn này xuất thân từ một gia đình trung lưu có bố mẹ làm bác sĩ. Đến năm 10 tuổi, bố mẹ không may qua đời, để lại cho cậu ta hai cô em gái nhỏ cần phải được chăm sóc. Không cha không mẹ, không tiền, cậu bạn này phải làm vừa đi học vừa làm việc thâu đêm suốt sáng để lo cho bản thân và hai em.

Ngày tháng cực khổ dần trôi, cậu tốt nghiệp và trở thành luật sư cho các công ty xí nghiệp. Bạn nên biết, thu nhập của luật sư trong lĩnh vực này rất "khủng". Thế là tiền cứ cuồn cuộn chảy vào túi của anh chàng. Khi đã đủ cơ sở kinh tế, cậu ta bắt đầu đầu tư bất động sản và rất nhanh sau đó đã tích lũy được khối tài sản hơn trăm tỷ.

Câu chuyện này đã cho chúng ta nhận ra một điều: Người nghèo cần phải học tập nhiều hơn!

3. Giàu nhờ chăm chỉ lao động, đi lên từ hai bàn tay trắng

Cuối cùng, một người bạn tên Lý Đại Phú, 35 tuổi, đã kết hôn, tài sản hơn trăm tỷ với nghề nghiệp thu mua phế liệu.

Cậu bạn họ Lý này xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, bố mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên. Cậu phải nghỉ học sớm và đi thu mua phế liệu kiếm sống. Lớn lên, cậu quen được với một cô gái. Gia đình của cô gái cũng chẳng giàu có là bao nên hai người đã có tiếng nói chung và đem lòng yêu thương nhau. Bố mẹ của cô gái ban đầu không đồng ý vì muốn gả cô cho người giàu có, nhưng vì cô đã quá yêu thương cậu bạn Lý nên cũng đành chấp nhận.

Về chung một nhà, hai vợ chồng cùng nhau phát triển cái nghề thu mua phế liệu. Cuộc sống tuy khổ cực nhưng tràn đầy hạnh phúc. Không lâu sau, nhờ vào sự chăm chỉ và đầu óc kinh doanh, hai vợ chồng đã gây dựng được một xưởng thu mua và thâu tóm luôn các chuỗi độc quyền phế liệu của các công ty, trường học, nhà máy, bệnh viện…

Hai vợ chồng bây giờ có thể hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, không cần phải lo nghĩ về vấn đề tiền bạc nữa rồi.

Tại bố mẹ nghèo là lời biện minh của kẻ thất bại: Những tỷ phú này chứng minh giàu hay nghèo chỉ cần duy nhất 1 yếu tố - Ảnh 2.

4. Bất công chính là trạng thái bình thường của thế giới này

Thật ra, điều tôi muốn nói với mọi người là: Bất công chính là trạng thái bình thường của thế giới này. Con người vừa mới sinh ra đã phải chấp nhận sự bất công một cách phũ phàng.

Có lẽ chúng ta từng cùng đứng trên một vạch xuất phát, nhưng có người thì ngồi chễm chệ trên con siêu xe Ferrari, có người lại chạy xe đạp, còn có người chỉ có thể đi bộ, trường hợp càng thảm hơn chính là khi vừa đi bộ mà còn phải lôi theo con xe ba bánh phía sau đang gánh vác gia đình nghèo. Thế nhưng, cho dù bạn có chấp nhận hay không thì điều này chính là một sự thật không thể thay đổi được.

Đối diện với những con người giàu có, đương nhiên chúng ta có thể biện bạch rằng: "Tất cả cũng chỉ nhờ vào của cải bố mẹ để lại thôi. Nếu bố mẹ tôi cũng giàu có như vậy thì tôi cũng thành công từ sớm rồi!".

Câu nói nghe cũng có vẻ hợp lý, nhưng chung quy cũng chỉ là những lời tự an ủi cho số phận của bạn mà thôi. Điều chúng ta cần phải nhìn thấy là cho dù nhiều người đã giàu có sẵn, nhưng họ vẫn luôn cố gắng từng ngày để duy trì và phát triển tiền tài của họ, một phần cũng là vì muốn con cái của họ sau này có cuộc sống tốt hơn nữa.

Tại bố mẹ nghèo là lời biện minh của kẻ thất bại: Những tỷ phú này chứng minh giàu hay nghèo chỉ cần duy nhất 1 yếu tố - Ảnh 3.

Còn đối với những người với hai bàn tay trắng, nếu không cố gắng liều mạng thì sợ rằng ngay cả xuất phát điểm của người ta còn không thể chạm vào được, chứ nói chi đến để dành của cải cho con cái đời sau.

Nếu bạn cảm thấy bố mẹ nghèo không thể tạo nên cơ sở phát triển nào cho bạn, vậy thì bạn có thể nhìn vào những con người thành công mà không có bố mẹ kia. Thế giới này luôn luôn tồn tại những con người còn thê thảm hơn bạn.

Hãy luôn nhớ rằng, gia tài lớn nhất mà bố mẹ để lại cho mỗi người không phải tiền tài vật chất mà chính là khối óc và đôi tay. Muốn vươn lên chạm đến thành công chủ yếu phải dựa vào sự nỗ lực của bản thân bạn mà thôi!

(Nguồn: Zhihu)

Theo Phan

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên