MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tài chính đa chiều: Khi F0 phong Fn... “kém tắm”

18-01-2021 - 07:14 AM | Tài chính - ngân hàng

"Kém tắm" - từ lóng trong tiếng Việt đường phố chỉ những ai chậm chân, đang được nhiều nhà đầu tư mới (F0) dùng để ám chỉ về sự thận trọng "không cần thiết" của các nhà đầu tư kỳ cựu (Fn).

Phiên giao dịch cuối tuần giữa tháng 1/2021 ghi nhận 2 tuần giao dịch đầu năm bùng nổ của TTCK với có thời điểm  trong tuần VN-Index đã vượt mốc lịch sử 1.200 điểm dù sau đó xu thế bán chốt lời đã đẩy thị trường về dưới ngưỡng. Đây cũng là phiên khi nhận giá trị giao dịch khủng và gần chạm mốc 23.000 tỷ đồng nếu tính giao dịch trên cả 3 sàn HOSE, HN và UpCOM – tức gần chạm 1 tỷ đô la Mỹ kim.

Tài chính đa chiều: Khi F0 phong Fn... “kém tắm” - Ảnh 1.

Dường như nhà nhà đang nhìn về một hướng, đó là hướng... bảng điện (!)

Thị trường chứng khoán sôi động bởi dòng tiền mới đang không ngừng đổ vào và các nhà đầu tư mới toanh, các tân binh (F0) chen chân nhau xuất hiện. Thành công của F0 trong năm 2020 khi là động lực nâng đỡ thị trường vượt qua cả 2 đợt test đà tuột dốc bởi sóng COVID-19, cũng mang lại thành quả lớn cho các F0 bởi hầu hết các mã cổ phiếu trên các sàn, dù kinh doanh tốt hay không, làm ăn có lãi hay thậm chí thua lỗ, cũng được "lùa vào rọ" có dòng tiền vào và tăng trưởng nhất định. Tất nhiên, thị trường vẫn có sự phân hóa và có cả những cổ phiếu "nằm sàn" mãn tính. Nhưng chính thành công của F0 thế hệ 1.0 năm 2020 đã hút các thế hệ F0 năm 2021 nối bước. Cảnh các nhà đầu tư chen chân nhau mở tài khoản với hội chứng FOMO (sợ nhỡ cơ hội) được ví không thua kém gì cảnh "đu tàu" ở những vùng thiếu thốn phương tiện đi lại của các quốc gia đông dân.

Một nhà đầu tư kỳ cựu cũng chia sẻ rất mạnh dạn rằng: "Ai không học chứng khoán là uổng một đời.  Hãy nhìn các F0 đã "ăn lồi mồm" (cách nói bỗ bã – PV) mà học hỏi. Các cụ cũng đang nô nức rủ nhau đi mở tài khoản thì tại sao mình không mạnh bạo vào tiền? Cũng đừng để kiến thức ngáng chân khiến chậm chân giống các cụ Fn chờ thời điểm thuận lợi rõ mới vào thì hết…mỡ, lấy gì húp?"

Hiện chưa có thống kê nào cho thấy dòng tiền đổ vào chứng khoán thời gian qua và đặc biệt ở 2 tuần bùng nổ đầu năm 2021, có bao nhiêu chảy ra từ bình liên thông ngân hàng. Song giới chuyên gia cũng thừa nhận sự tăng trưởng và thanh khoản của thị trường chứng khoán phản ánh yếu tố kỳ vọng sự phục hồi kinh tế tích cực hơn nữa của Việt Nam so với mọi quốc gia khác; cũng như hiệu ứng "tiền rẻ" khiến lãi suất tiết kiệm thấp chưa từng có, làm không đủ hài lòng kỳ vọng sinh lời của người gửi tiền.

Tài chính đa chiều: Khi F0 phong Fn... “kém tắm” - Ảnh 2.

Tất cả các chỉ số từ VN-Index đến phái sinh đều "tươi xanh'"

Một chuyên gia mới đây đã khẳng định tăng trưởng của thị trường chứng khoán không thực sự phản ánh sự thịnh vượng của nền kinh tế. Ông này thậm chí cho rằng điều đó tiềm ẩn rủi ro nợ xấu sẽ ra tăng trong những năm tiếp theo, trong hệ thống ngân hàng . Nhận định của ông không phải không có lý khi tăng trưởng thị trường chứng khoán, theo phân tích, còn được các thành viên tạo lập tạo xúc tác với sự cổ vũ qua chính sách margin và nguồn cho vay ký quỹ hết sức dồi dào. Một số CTCK dẫn đầu thị trường đã có những đợt huy động, kể cả vay tín chấp hàng chục triệu USD của định chế bên ngoài, để sẵn sàng nguồn lực margin lẫn tự doanh cho các thời điểm này.

Trong khi các F0 tiếp tục đặt kỳ vọng thị trường sẽ phá ngưỡng và nhắm thẳng những mốc chưa từng có, cổ phiếu sẽ tiếp tăng trưởng tính bằng lần với thần chú "lên, là lên, là lên"… thì nhiều nhà đầu tư Fn cũng đã bắt đầu cảnh báo nhau về điểm tăng trưởng đã quá nóng.

"Hơn thế, khi cả nền kinh tế đang rất ít cơ hội làm ăn, nếu nhìn một cách sòng phẳng, thì phải thấy rằng sở dĩ tiền đổ vào chứng khoán quá mạnh càng cho thấy nhiều người đang không biết làm sao để "tiền đẻ ra tiền" ngoài các kênh đầu tư. Đó cũng là một dấu hiệu cho thấy có sự khó khăn nhất định của các doanh nghiệp để tiếp duy trì kinh doanh tăng trưởng như khi bình thường", một Fn nói.

Theo Lê Mỹ

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên