5 nguyên nhân biến động tỷ giá
Dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ giá USD/VND đang có những biến động đáng chú ý nhất kể từ đầu năm, nhưng mức độ rất nhỏ so với những kỳ căng thẳng trước đây.
- 20-05-2014Tỷ giá tăng: Không loại trừ yếu tố đầu cơ, tung tin, làm giá để trục lợi
- 18-05-2014“Đầu cơ tỷ giá lúc này là hại nước”
- 16-05-2014Tỷ giá USD/VND biến động mạnh
- 10-05-2014Chưa điều chỉnh tỷ giá USD
Giá USD của các ngân hàng thương mại vẫn nằm sâu dưới mức trần biên độ; giá USD trên thị trường tự do cũng thấp hơn rất nhiều so với mức 21.700 - 21.800 VND đợt biến động hơn một năm về trước.
Song, đó cũng là thử thách đầu tiên đối với mục tiêu và cam kết giữ ổn định tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ đầu năm.
Là người trong cuộc và nhiều năm sống cùng với biến động tỷ giá, ông Phạm Hồng Hải, phó Tổng giám đốc ngân hàng HSBC đưa ra những nhận định đáng chú ý khi trao đổi với chúng tôi.
5 nguyên nhân biến động
Kể từ đầu tháng 5 đến nay, tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, đi cùng là những sự cố ngoài mong muốn liên quan đến một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại một số khu công nghiệp. Đây được cho là một điểm khởi đầu của biến động tỷ giá USD/VND vừa diễn ra. Nhưng trước khi có những sự cố ngoài mong muốn đó thì tỷ giá trên thị trường tự do cũng đã có hơi hướng nóng lên. Ông nhìn nhận thế nào về diễn biến này?
Đúng là trước khi có sự cố tại một số khu công nghiệp tỷ giá USD/VND cũng đã có một số biến động. Có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, căng thẳng ở biển Đông tạo nên tâm lý bất ổn trên thị trường.
Thứ hai, khi tỷ giá rất ổn định trước đó, nhiều ngân hàng sử dụng trạng thái âm ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Họ kỳ vọng và tin tưởng tỷ giá sẽ không biến động nhiều. Nhưng khi có thay đổi tâm lý trên thị trường, các ngân hàng phải đóng trạng thái lại, tạo nên áp lực nhất định.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng kỳ vọng tỷ giá không nhiều biến động nên bán kỳ hạn, bán trước mặc dù doanh thu chưa về. Việc bán này là tốt cho họ, giúp họ hưởng thêm phần chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Khi có biến động, họ cũng đóng lại các hợp đồng trước hạn. Khi đóng như vậy thì ngân hàng phải làm ở chiều ngược lại, đi ra thị trường để mua ngoại tệ.
Thứ tư, bản thân khi nhìn vào trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay, ẩn trong đó là sản phẩm mà họ đã chào khoảng hai năm trở lại đây: cho vay VND với lãi suất USD. Các ngân hàng phải làm âm trạng thái, dùng VND chuyển đổi được để cho vay.
Có hai trạng thái, trạng thái chuyển đổi USD để lấy VND cho vay, trạng thái mua bán ngoại tệ. Khi nhìn tổng trạng thái của các ngân hàng thì thấy vẫn cân bằng, nhưng ở trạng thái chuyển đổi để lấy VND thì nó đã âm đáng kể, ngân hàng giữ một trạng thái dương cho danh mục kinh doanh ngoại tệ. Nhìn tổng thể thì khá cân bằng, nhưng khi phải đóng trạng thái chuyển đổi thì cũng ảnh hưởng nhất định đến thị trường.
Cuối cùng, có thể vẫn quay lại yếu tố đầu tiên. Với tình hình biển Đông, mọi người chưa nhìn thấy giải pháp cụ thể. Còn một số sự cố ngoài mong muốn thì việc xử lý và thích ứng khá là nhanh. Ngay cuối tuần vừa rồi Chính phủ đã đưa ra thông điệp và biện pháp xử lý nhanh. Tình hình cũng sớm ổn định trở lại, các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất kinh doanh từ đầu tuần này.
Nhưng mà sự căng thẳng trên biển Đông vẫn còn, vẫn tạo sự lo lắng nhất định, vẫn chưa lường tính được hết ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhất là với thị trường Trung Quốc.
Có lên có xuống cũng là cái tốt
Như vậy có thể xem căng thẳng trên biển Đông là một yếu tố đáng chú ý. Bởi vì thời gian qua thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND rất ổn định, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra cam kết giữ ổn định cũng như khẳng định được niềm tin trên thị trường hơn hai năm qua… Vậy theo ông, những biến động của tỷ giá USD/VND hiện nay đã phản ánh hết tác động của yếu tố trên chưa?
Thực ra, nếu nhìn vào cái gốc cung - cầu ngoại tệ thì không có lo. Bởi vì cái cầu nội địa vẫn yếu, từ đầu năm đến nay mình vẫn thặng dư xuất nhập khẩu, thêm nữa dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước rất cao với hơn 35 tỷ USD. Bản thân Ngân hàng Nhà nước muốn can thiệp vào thì không có khó.
Còn nói biến động tỷ giá do yếu tố tâm lý, ảnh hưởng từ căng thẳng trên biển Đông, thực tế thì nếu để tỷ giá vượt qua một ngưỡng tâm lý nào đó, ví dụ như trên thị trường liên ngân hàng đang giao dịch khoảng 21.145 - 21.150 VND mà sau đó đụng trần 21.246 VND và thanh khoản thị trường khó, không mua được ở giá trần, thì nó sẽ đẩy lên một mức mới.
Theo quan điểm của tôi, hiện nay nhiều người hơi quá lo ngại. Nếu nhìn về phần trăm biến động thì không lớn, chỉ khoảng 0,25% gì đó thôi. Mà cũng một phần do mọi người quá quen với trạng thái không nhiều biến động trong thời gian qua rồi, nên lo lắng.
Nhưng, với thị trường, tỷ giá có biến động lên xuống cũng là cái tốt. Điều đó giúp cho một người nào đó tránh việc đầu cơ quá thiên về một hướng. Hay tỷ giá quá ổn định suốt thời gian dài có thể khiến các doanh nghiệp chủ quan. Khi có biến động ở mức độ nhất định, nó là tín hiệu của thị trường lưu ý anh vẫn phải quản trị rủi ro.
Tôi vẫn nhìn nhận rằng, với tiềm lực hiện nay Ngân hàng Nhà nước can thiệp không khó. Có lẽ Ngân hàng Nhà nước cũng có ý xem thực tế thị trường có quá căng thẳng hay không trước khi can thiệp. Bởi vì nếu can thiệp ngay thì người ta lại có thể suy tính có cái gì đó nghiêm trọng hơn nên mới phải can thiệp gấp như vậy.
Trong biến động vừa qua, làm việc hàng ngày ông có thấy giao dịch của khách hàng có gì đó khác thường không?
Tôi thấy cung - cầu ngoại tệ trên thị trường không thay đổi nhiều. Cũng có chút ảnh hưởng nhỏ ở những doanh nghiệp mà tuần trước có lộn xộn ở một số khu công nghiệp. Vì ở đó đa phần là các nhà xuất khẩu, nên họ có nguồn ngoại tệ về bị gián đoạn vài ngày. Nhưng nhìn chung không có nhiều khác biệt so với trước, và từ tuần này các doanh nghiệp đó đã bắt đầu hoạt động trở lại. Chúng tôi dự đoán tình hình thực tế cung - cầu không nhiều thay đổi.
Cái có khả năng có thể thay đổi là mọi người tính tới một số phương án dự phòng. Ví dụ một số doanh nghiệp sẽ nói là, trước đây tôi nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ Trung Quốc chiếm hơn 50%, giờ phải tính phương án nếu nguồn cung bị gián đoạn thì nguồn cung dự phòng ở đâu. Nhiều doanh nghiệp đang phải tính phương án này.
Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng
Trong biến động này không loại trừ có yếu tố đầu cơ. Ông dự tính thế nào về khả năng rủi ro đối với hoạt động đầu cơ đó vào lúc này?
Nếu đợt biến động này cộng thêm nhu cầu thị trường mạnh lên thì hãy lo. Lúc đó không chỉ xử lý vấn đề tâm lý mà còn phải đáp ứng cầu trên thị trường. Nhưng nếu chỉ là yếu tố tâm lý thì việc giải quyết áp lực trên thị trường không có khó, đặc biệt là nếu nhìn vào những nguồn lực của Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Những nguồn lực đó tạo niềm tin rất lớn cho thị trường.
Theo như tôi biết, hai tuần vừa rồi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực sự can thiệp trực tiếp nhưng thị trường cũng không biến động nhiều.
Như câu hỏi trên, có hai điểm được chú ý trong đợt biến động này: một là mức độ rủi ro đối với nhà đầu tư, nhà đầu cơ theo đuổi con sóng này; hai là niềm tin của thị trường đối với Ngân hàng Nhà nước, hay niềm tin về cam kết giữ ổn định trong năm nay liệu có bị lung lay hay không. Ông nhìn nhận như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước đã cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND với biến động trong khoảng 1% trong năm nay. Tôi hoàn toàn tin tưởng mức dao động này sẽ được giữ cho đến cuối năm, thậm chí là nhiều khi cũng không cần phải dùng hết mức 1% đó trừ khi nhà điều hành muốn điều chỉnh để tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu. Nó mang tính chủ quan của mình hơn là do áp lực của thị trường và cung - cầu.
Nhưng cũng có một yếu tố nữa cũng phải lưu ý tới là thị trường vàng, vì nó có ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ tự do. Nếu để chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới quá lớn thì nó tạo nên tâm lý không tốt trong dân cư.
Bây giờ, tạm đặt yếu tố tác động từ căng thẳng ở biển Đông sang một bên, chỉ đơn thuần là chính sách điều hành tỷ giá gắn với các yêu cầu cân đối vĩ mô của Việt Nam, theo ông chính sách tỷ giá hiện có ổn không?
Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng trong chính sách ngoại hối và tiền tệ nói chung thời gian gần đây. Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ với ngoại hối rất nhuần nhuyễn, trơn tru trong khoảng hai năm qua.
Mọi người nhìn lại, khi nào thị trường có biến động, áp lực về ngoại hối, thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước sẽ rút bớt thanh khoản tiền đồng trên thị trường ra để giảm áp lực, hoặc ngược lại… Trong bối cảnh hiện nay là hợp lý, phù hợp với mục tiêu mình muốn tăng dự trữ ngoại hối lên, và vì có tỷ giá ổn định nên tạo được niềm tin vào VND rồi dùng cái đó làm cơ sở để kéo lãi suất xuống.
Còn nếu đi ngược lại bài toán đó, như ý kiến của một số chuyên gia là phá giá VND mạnh để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng nếu nhìn vào cái lợi thì chưa chắc mình tính toán được trực tiếp lợi cho xuất khẩu bao nhiêu, mà nhiều khi cái hại sẽ lớn hơn, chi phí điều chỉnh tỷ giá, mặt bằng lãi suất, niềm tin vào tiền đồng…
Và rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi họ nhìn vào Việt Nam họ thấy một điểm sáng trong 2013 và 2014 là ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỷ giá. Nếu không còn những điểm sáng đó nữa thì họ sẽ xem xét lại việc đầu tư vào Việt Nam.
VND vẫn hấp dẫn hơn
Trong đợt biến động này, một số bạn bè, người thân có hỏi tôi là nên phản ứng thế nào. Nếu là tôi, ông sẽ trả lời họ như thế nào, hay là một khuyến nghị?
Khá đơn giản thôi. Nếu nhìn vào và song sánh việc có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, nhìn vào phần chênh lệch giữa lãi suất VND so với USD hiện nay so với khả năng biến động tỷ giá thì VND vẫn hấp dẫn hơn.
Tất nhiên một số người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, một ít bằng vàng, bất động sản, ngoại tệ, VND…, nhưng nhìn từ trong quá khứ từ trước đến giờ, so sánh thuần túy giữa gửi tiết kiệm VND với USD thông thường gửi VND vẫn có lợi hơn, ngay cả trong những năm tỷ giá biến động mạnh. Vì thông thường Ngân hàng Nhà nước vẫn muốn duy trì một mức chênh lệch lãi suất VND so với USD cao hơn khả năng biến động tỷ giá để tạo sự hấp dẫn cho gửi VND.
Song, đó cũng là thử thách đầu tiên đối với mục tiêu và cam kết giữ ổn định tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ đầu năm.
Là người trong cuộc và nhiều năm sống cùng với biến động tỷ giá, ông Phạm Hồng Hải, phó Tổng giám đốc ngân hàng HSBC đưa ra những nhận định đáng chú ý khi trao đổi với chúng tôi.
5 nguyên nhân biến động
Kể từ đầu tháng 5 đến nay, tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, đi cùng là những sự cố ngoài mong muốn liên quan đến một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại một số khu công nghiệp. Đây được cho là một điểm khởi đầu của biến động tỷ giá USD/VND vừa diễn ra. Nhưng trước khi có những sự cố ngoài mong muốn đó thì tỷ giá trên thị trường tự do cũng đã có hơi hướng nóng lên. Ông nhìn nhận thế nào về diễn biến này?
Đúng là trước khi có sự cố tại một số khu công nghiệp tỷ giá USD/VND cũng đã có một số biến động. Có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, căng thẳng ở biển Đông tạo nên tâm lý bất ổn trên thị trường.
Thứ hai, khi tỷ giá rất ổn định trước đó, nhiều ngân hàng sử dụng trạng thái âm ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Họ kỳ vọng và tin tưởng tỷ giá sẽ không biến động nhiều. Nhưng khi có thay đổi tâm lý trên thị trường, các ngân hàng phải đóng trạng thái lại, tạo nên áp lực nhất định.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng kỳ vọng tỷ giá không nhiều biến động nên bán kỳ hạn, bán trước mặc dù doanh thu chưa về. Việc bán này là tốt cho họ, giúp họ hưởng thêm phần chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Khi có biến động, họ cũng đóng lại các hợp đồng trước hạn. Khi đóng như vậy thì ngân hàng phải làm ở chiều ngược lại, đi ra thị trường để mua ngoại tệ.
Thứ tư, bản thân khi nhìn vào trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay, ẩn trong đó là sản phẩm mà họ đã chào khoảng hai năm trở lại đây: cho vay VND với lãi suất USD. Các ngân hàng phải làm âm trạng thái, dùng VND chuyển đổi được để cho vay.
Có hai trạng thái, trạng thái chuyển đổi USD để lấy VND cho vay, trạng thái mua bán ngoại tệ. Khi nhìn tổng trạng thái của các ngân hàng thì thấy vẫn cân bằng, nhưng ở trạng thái chuyển đổi để lấy VND thì nó đã âm đáng kể, ngân hàng giữ một trạng thái dương cho danh mục kinh doanh ngoại tệ. Nhìn tổng thể thì khá cân bằng, nhưng khi phải đóng trạng thái chuyển đổi thì cũng ảnh hưởng nhất định đến thị trường.
Cuối cùng, có thể vẫn quay lại yếu tố đầu tiên. Với tình hình biển Đông, mọi người chưa nhìn thấy giải pháp cụ thể. Còn một số sự cố ngoài mong muốn thì việc xử lý và thích ứng khá là nhanh. Ngay cuối tuần vừa rồi Chính phủ đã đưa ra thông điệp và biện pháp xử lý nhanh. Tình hình cũng sớm ổn định trở lại, các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất kinh doanh từ đầu tuần này.
Nhưng mà sự căng thẳng trên biển Đông vẫn còn, vẫn tạo sự lo lắng nhất định, vẫn chưa lường tính được hết ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhất là với thị trường Trung Quốc.
Có lên có xuống cũng là cái tốt
Như vậy có thể xem căng thẳng trên biển Đông là một yếu tố đáng chú ý. Bởi vì thời gian qua thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND rất ổn định, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra cam kết giữ ổn định cũng như khẳng định được niềm tin trên thị trường hơn hai năm qua… Vậy theo ông, những biến động của tỷ giá USD/VND hiện nay đã phản ánh hết tác động của yếu tố trên chưa?
Thực ra, nếu nhìn vào cái gốc cung - cầu ngoại tệ thì không có lo. Bởi vì cái cầu nội địa vẫn yếu, từ đầu năm đến nay mình vẫn thặng dư xuất nhập khẩu, thêm nữa dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước rất cao với hơn 35 tỷ USD. Bản thân Ngân hàng Nhà nước muốn can thiệp vào thì không có khó.
Còn nói biến động tỷ giá do yếu tố tâm lý, ảnh hưởng từ căng thẳng trên biển Đông, thực tế thì nếu để tỷ giá vượt qua một ngưỡng tâm lý nào đó, ví dụ như trên thị trường liên ngân hàng đang giao dịch khoảng 21.145 - 21.150 VND mà sau đó đụng trần 21.246 VND và thanh khoản thị trường khó, không mua được ở giá trần, thì nó sẽ đẩy lên một mức mới.
Theo quan điểm của tôi, hiện nay nhiều người hơi quá lo ngại. Nếu nhìn về phần trăm biến động thì không lớn, chỉ khoảng 0,25% gì đó thôi. Mà cũng một phần do mọi người quá quen với trạng thái không nhiều biến động trong thời gian qua rồi, nên lo lắng.
Nhưng, với thị trường, tỷ giá có biến động lên xuống cũng là cái tốt. Điều đó giúp cho một người nào đó tránh việc đầu cơ quá thiên về một hướng. Hay tỷ giá quá ổn định suốt thời gian dài có thể khiến các doanh nghiệp chủ quan. Khi có biến động ở mức độ nhất định, nó là tín hiệu của thị trường lưu ý anh vẫn phải quản trị rủi ro.
Tôi vẫn nhìn nhận rằng, với tiềm lực hiện nay Ngân hàng Nhà nước can thiệp không khó. Có lẽ Ngân hàng Nhà nước cũng có ý xem thực tế thị trường có quá căng thẳng hay không trước khi can thiệp. Bởi vì nếu can thiệp ngay thì người ta lại có thể suy tính có cái gì đó nghiêm trọng hơn nên mới phải can thiệp gấp như vậy.
Trong biến động vừa qua, làm việc hàng ngày ông có thấy giao dịch của khách hàng có gì đó khác thường không?
Tôi thấy cung - cầu ngoại tệ trên thị trường không thay đổi nhiều. Cũng có chút ảnh hưởng nhỏ ở những doanh nghiệp mà tuần trước có lộn xộn ở một số khu công nghiệp. Vì ở đó đa phần là các nhà xuất khẩu, nên họ có nguồn ngoại tệ về bị gián đoạn vài ngày. Nhưng nhìn chung không có nhiều khác biệt so với trước, và từ tuần này các doanh nghiệp đó đã bắt đầu hoạt động trở lại. Chúng tôi dự đoán tình hình thực tế cung - cầu không nhiều thay đổi.
Cái có khả năng có thể thay đổi là mọi người tính tới một số phương án dự phòng. Ví dụ một số doanh nghiệp sẽ nói là, trước đây tôi nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ Trung Quốc chiếm hơn 50%, giờ phải tính phương án nếu nguồn cung bị gián đoạn thì nguồn cung dự phòng ở đâu. Nhiều doanh nghiệp đang phải tính phương án này.
Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng
Trong biến động này không loại trừ có yếu tố đầu cơ. Ông dự tính thế nào về khả năng rủi ro đối với hoạt động đầu cơ đó vào lúc này?
Nếu đợt biến động này cộng thêm nhu cầu thị trường mạnh lên thì hãy lo. Lúc đó không chỉ xử lý vấn đề tâm lý mà còn phải đáp ứng cầu trên thị trường. Nhưng nếu chỉ là yếu tố tâm lý thì việc giải quyết áp lực trên thị trường không có khó, đặc biệt là nếu nhìn vào những nguồn lực của Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Những nguồn lực đó tạo niềm tin rất lớn cho thị trường.
Theo như tôi biết, hai tuần vừa rồi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực sự can thiệp trực tiếp nhưng thị trường cũng không biến động nhiều.
Như câu hỏi trên, có hai điểm được chú ý trong đợt biến động này: một là mức độ rủi ro đối với nhà đầu tư, nhà đầu cơ theo đuổi con sóng này; hai là niềm tin của thị trường đối với Ngân hàng Nhà nước, hay niềm tin về cam kết giữ ổn định trong năm nay liệu có bị lung lay hay không. Ông nhìn nhận như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước đã cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND với biến động trong khoảng 1% trong năm nay. Tôi hoàn toàn tin tưởng mức dao động này sẽ được giữ cho đến cuối năm, thậm chí là nhiều khi cũng không cần phải dùng hết mức 1% đó trừ khi nhà điều hành muốn điều chỉnh để tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu. Nó mang tính chủ quan của mình hơn là do áp lực của thị trường và cung - cầu.
Nhưng cũng có một yếu tố nữa cũng phải lưu ý tới là thị trường vàng, vì nó có ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ tự do. Nếu để chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới quá lớn thì nó tạo nên tâm lý không tốt trong dân cư.
Bây giờ, tạm đặt yếu tố tác động từ căng thẳng ở biển Đông sang một bên, chỉ đơn thuần là chính sách điều hành tỷ giá gắn với các yêu cầu cân đối vĩ mô của Việt Nam, theo ông chính sách tỷ giá hiện có ổn không?
Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng trong chính sách ngoại hối và tiền tệ nói chung thời gian gần đây. Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ với ngoại hối rất nhuần nhuyễn, trơn tru trong khoảng hai năm qua.
Mọi người nhìn lại, khi nào thị trường có biến động, áp lực về ngoại hối, thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước sẽ rút bớt thanh khoản tiền đồng trên thị trường ra để giảm áp lực, hoặc ngược lại… Trong bối cảnh hiện nay là hợp lý, phù hợp với mục tiêu mình muốn tăng dự trữ ngoại hối lên, và vì có tỷ giá ổn định nên tạo được niềm tin vào VND rồi dùng cái đó làm cơ sở để kéo lãi suất xuống.
Còn nếu đi ngược lại bài toán đó, như ý kiến của một số chuyên gia là phá giá VND mạnh để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng nếu nhìn vào cái lợi thì chưa chắc mình tính toán được trực tiếp lợi cho xuất khẩu bao nhiêu, mà nhiều khi cái hại sẽ lớn hơn, chi phí điều chỉnh tỷ giá, mặt bằng lãi suất, niềm tin vào tiền đồng…
Và rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi họ nhìn vào Việt Nam họ thấy một điểm sáng trong 2013 và 2014 là ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỷ giá. Nếu không còn những điểm sáng đó nữa thì họ sẽ xem xét lại việc đầu tư vào Việt Nam.
VND vẫn hấp dẫn hơn
Trong đợt biến động này, một số bạn bè, người thân có hỏi tôi là nên phản ứng thế nào. Nếu là tôi, ông sẽ trả lời họ như thế nào, hay là một khuyến nghị?
Khá đơn giản thôi. Nếu nhìn vào và song sánh việc có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, nhìn vào phần chênh lệch giữa lãi suất VND so với USD hiện nay so với khả năng biến động tỷ giá thì VND vẫn hấp dẫn hơn.
Tất nhiên một số người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, một ít bằng vàng, bất động sản, ngoại tệ, VND…, nhưng nhìn từ trong quá khứ từ trước đến giờ, so sánh thuần túy giữa gửi tiết kiệm VND với USD thông thường gửi VND vẫn có lợi hơn, ngay cả trong những năm tỷ giá biến động mạnh. Vì thông thường Ngân hàng Nhà nước vẫn muốn duy trì một mức chênh lệch lãi suất VND so với USD cao hơn khả năng biến động tỷ giá để tạo sự hấp dẫn cho gửi VND.
Theo Minh Đức