Bức tranh giám sát thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay ra sao?
Một tổ chức chịu trách nhiệm cho rủi ro hệ thống, xử lý khủng hoảng và giám sát các tập đoàn tài chính nên được nghiên cứu thành lập.
Chiều ngày 25/6, Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Thực trạng và triển vọng của hệ thống giám sát tài chính”.
Giám sát tài chính là hoạt động theo dõi, kiểm
tra thường xuyên tình hình tài chính tiền tệ nhằm mục đích ngăn chặn sự đổ vỡ của
hệ thống tài chính thông qua phát hiện và ngăn chặn những vấn đề khó khăn về
tài chính trước khi nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng:
Hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng mở rộng, biến động liên tục rất khó lường
dẫn đến những thay đổi lớn và tinh xảo hơn rất nhiều, đồng thời khiến hệ thống
giám sát tài chính toàn cầu, từng khu vực, từng quốc gia, đặc biệt là Việt Nam
còn đang bỏ xa so với sự năng động của thị trường này.
Bức
tranh giám sát tài chính của Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam đang được giám sát
theo mô hình chuyên ngành và tiến sĩ Nguyễn Tú Anh – Viện Nghiên cứu Quản lý
Trung ương đã vẽ lại bức tranh đó với các phác họa chính bao gồm:
Các
định chế tài chính do NHNN quản lý là các tổ chức tín dụng
bao gồm: 5 NHTM nhà nước, 35 ngân hàng TMCP, 50 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
4 ngân hàng liên doanh, 41 văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước
ngoài, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và khoảng 1119 quỹ
tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng chính sách.
Các
định chế tài chính do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý là
Sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ
đầu tư chỉ số, các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân...
Các
định chế tài chính khác do Chính phủ và Bộ tài chính quản lý là
những định chế có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các công ty bảo hiểm
bao gồm: Quỹ bảo hiểm xã hội, ngân hàng Phát triển Việt Nam, các công ty bảo hiểm;
các quỹ có nguồn gốc ngân sách như Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng
địa phương...
Cơ
chế giám sát còn “nặng” về giấy tờ hành chính
Theo các diễn giả, với xu hướng hệ thống tài chính
ngày càng phát triển đa dạng cả về hình thức và loại hình hoạt động, mô hình thanh tra giám sát phân tán theo chuyên ngành đang nảy
sinh nhiều khó khăn cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài
chính đang mở rộng theo xu hướng tập đoàn.
Tiến sĩ Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, hệ thống giám sát tài chính hiện tại của Việt Nam đang có rất nhiều điều đáng bàn. Chẳng hạn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn hạn chế, mô hình thực hiện phân tán, cơ chế giám sát còn nhiều bất cập, theo kiểu "nặng" về giấy tờ hành chính.
Mặt khác, ông Chung cũng chỉ ra, việc hoạt động phối
hợp giám sát giữa các bên chức năng hiện vẫn mang tính chất sự vụ và việc hợp tác chia sẻ thông tin hạn
chế, dừng lại ở chức năng nhiệm vụ của từng bên, khiến việc thực thi gặp không
ít khó khăn.
“Đối với thanh tra Ngân hàng Nhà nước, mô hình tổ chức
bộ máy chồng chéo, có sự không thống nhất giữa Trung ương và địa phương và năng
lực giám sát, quản trị ngân hàng chưa bắt kịp với nhịp độ phát triển của thị
trường” – Ông Chung lấy ví dụ.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện Chiến lược ngân hàng
(thuộc NHNN) thì cho rằng, việc kiểm soát rủi ro các tập đoàn tài chính cho tới
thời điểm này chưa có một quyết định rõ ràng cho phép một cơ quan có thẩm quyền
tiến hành thanh tra.
“Thực tế, nhiệm vụ kiểm soát chung này, tạm thời được
coi là thuộc chức năng của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, song cơ quan này
lại không có chức năng giám sát từng định chế tài chính mà chỉ tham mưu cho
Chính phủ trong giám sát tổng thể thị trường tài chính” – Bà Thanh nói.
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng, kinh
nghiệm thế giới cho thấy, việc lựa chọn mô hình giám sát hợp nhất hay giám sát chuyên
ngành không phải là điều quan trọng nhất; điều quan trọng nhất là cần bắt kịp
các thay đổi, biến động của thị trường tài chính.
Theo ông Lực, Việt Nam cần xác định rõ vai trò của Ủy
ban Giám sát Tài chính Quốc gia và trách nhiệm của các cơ quan liên quan (như:
NHNN, Bộ Tài chính trong đó có Ủy ban CKNN và Cục bảo hiểm).
“Một tổ chức chịu trách nhiệm cho rủi ro hệ thống, xử
lý khủng hoảng và giám sát các tập đoàn tài chính nên được nghiên cứu thành lập”
– Ông Lực nêu kiến nghị.
Khánh
Linh