MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ thụ lý đơn yêu cầu phá sản đối với TCTD sau khi có kiểm soát đặc biệt của NHNN

27-05-2014 - 08:16 AM | Tài chính - ngân hàng

Có ý kiến cho rằng cần quy định riêng thủ tục phá sản đối với TCTD vì việc phá sản đối với TCTD có tính đặc thù, liên quan đến người gửi tiền.

Báo cáo trước Quốc hội sáng 26/ về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến nhất trí quy định phạm vi điều chỉnh (Điều 1) của dự thảo Luật là: Luật này quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị không quy định trong Luật nội dung về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế thừa Luật Phá sản hiện hành, dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) tiếp tục quy định thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Đây cũng là hướng đi phù hợp với chủ trương chung về tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Luật Phá sản của hầu hết các nước trên thế giới cũng đều quy định về thủ tục phục hồi và thủ tục phá sản. Việc phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho DN, hợp tác xã thanh toán được các khoản nợ, thoát khỏi tình trạng phá sản và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, về thủ tục phá sản đối với TCTD (Chương VIII), có ý kiến cho rằng cần quy định riêng thủ tục phá sản đối với TCTD vì việc phá sản đối với TCTD có tính đặc thù, liên quan đến người gửi tiền, có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan soạn thảo phối hợp với NHNN Việt Nam và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung một số nội dung theo hướng quy định về quyền, nghĩa vụ nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; hoàn trả khoản vay đặc biệt; xử lý tài sản ủy thác; các giao dịch trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt liên quan đến phá sản TCTD; thứ tự phân chia tài sản và tách thành một chương riêng (Chương VIII) trong dự thảo Luật.

Theo đó, TAND chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các TCTD sau khi có kiểm soát đặc biệt của NHNN Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Giàu lý giải.

Theo Quang Cảnh

hangnt

Thời báo ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên