“Chụp mũ” trách nhiệm cho Vietinbank là thiếu cơ sở?
Một trong những nội dung được dư luận quan tâm trong đại án bầu Kiên là kết luận về hành vi ủy thác của nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank, gây thiệt hại cho ACB số tiền 718 tỷ đồng.
Tham gia phiên tòa với tư cách nhân chứng, Huỳnh Thị Huyền Như khẳng định việc mình dùng thủ đoạn chiếm đoạt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB là trách nhiệm cá nhân, hoàn toàn không liên quan đến Vietinbank.
Tuy nhiên, bầu Kiên và các bị cáo lại cho rằng biên bản cuộc họp ngày 22/3/2010 của thường trực Hội đồng quản trị (HĐQT) không trái quy định pháp luật; việc ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền vào Vietinbank theo các hợp đồng tiền gửi là đúng quy định; việc Huỳnh Như chiếm đoạt số tiền trên do lỗi của Vietinbank, không thuộc trách nhiệm của ACB; do đó các bị cáo cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã gửi thông qua 19 cá nhân nói trên.
Tuy nhiên, bầu Kiên và các bị cáo lại cho rằng biên bản cuộc họp ngày 22/3/2010 của thường trực Hội đồng quản trị (HĐQT) không trái quy định pháp luật; việc ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền vào Vietinbank theo các hợp đồng tiền gửi là đúng quy định; việc Huỳnh Như chiếm đoạt số tiền trên do lỗi của Vietinbank, không thuộc trách nhiệm của ACB; do đó các bị cáo cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã gửi thông qua 19 cá nhân nói trên.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank cho rằng, lý lẽ mà các bị cáo đưa ra là không có cơ sở. Bởi lẽ tại thời điểm thường trực HĐQT ACB thống nhất chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng đã trái với đối tượng nhận ủy thác theo quy định tại Điều 2 quy định về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 742 ngày 17/7/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo đó, bên nhận ủy thác chỉ có thể là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có chức năng cấp tín dụng dưới hình thức cho vay vốn theo quy định của pháp luật. Không có quy định nào bên nhận ủy thác là cá nhân.
Thời điểm ACB ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền vào Vietinbank là thời điểm Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực. Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý ủy thác trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN.
Đến ngày 8/3/2012, NHNN mới ra Thông thư 04 hướng dẫn nghiệp vụ ủy thác, cho phép ngân hàng được ủy thác gửi tiền. Trong khi NHNN chưa hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác nhưng từ ngày 27/6 đến ngày 5/9/2011, ACB đã ủy thác cho các cá nhân của ACB đem gửi tiền của ACB vào Vietinbank là trái với quy định trên. Điều này cũng được NHNN xác định tại Công văn số 350 ngày 17/5/2012 như sau: Việc ACB thực hiện nghiệp vụ ủy thác đối với 19 nhân viên của ACB khi chưa có hướng dẫn của NHNN là vi phạm quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Mặt khác, theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cty Cổ phần của ACB trong các năm 2010, 2011 thì ACB chỉ được tiếp nhận vốn ủy thác, không có chức năng ủy thác cho vay hay ủy thác gửi tiền. Việc ủy thác gửi tiền trên cũng đã vi phạm vào Điều 4, Khoản 2 Điều 90 và Khoản 1 Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Vậy nên theo các LS, có thể khẳng định chủ trương cho ủy thác và thực hiện ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền tại Vietinbank của ACB là trái quy định của pháp luật và các văn bản liên quan.
Quá trình thực hiện ủy thác cho 19 nhân viên ACB để gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank Chi nhánh TP.HCM của ACB có rất nhiều sai phạm, cụ thể là đã vi phạm các Khoản 7 Điều 6, Khoản 1 Điều 8 , Khoản 3, 4 Điều 25 Quyết định 1160 ngày 13/9/2004 về Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, Quyết định số 1284 ngày 21/11/2002, quy chế về tiền gửi tại NHNN và tổ chức tín dụng của Thống đốc NHNN dẫn tới hậu quả là đã bị Huyền Như sử dụng các thẻ tiết kiệm để làm tài sản thế chấp, vay tiền, ký giả các chữ ký của ACB trong hồ sơ vay tiền và các lệnh chi tiền để chuyển tiền, chiếm đoạt số tiền nêu trên.
Bản thân Huyền Như tại phiên tòa này cũng đã khai là có ý định lừa đảo từ trước, số tiền trả chênh lệnh lãi suất của Huyền Như không phải là tiền của Vietinbank mà là của cá nhân Huyền Như.
Mặt khác, các hợp đồng ủy thác giữa ACB với nhân viên ACB, hợp đồng gửi tiền giữa nhân viên ACB với Vietinbank chi nhánh TP.HCM, việc chuyển tiền từ ACB về tài khoản thanh toán của cá nhân ACB, trả tiền chênh lệch lãi suất từ Huyền Như và thanh lý hợp đồng ủy thác hợp đồng tiền gửi của ACB với 19 nhân viên của mình đều thực hiện trong cùng một ngày.
Mặt khác, các hợp đồng ủy thác giữa ACB với nhân viên ACB, hợp đồng gửi tiền giữa nhân viên ACB với Vietinbank chi nhánh TP.HCM, việc chuyển tiền từ ACB về tài khoản thanh toán của cá nhân ACB, trả tiền chênh lệch lãi suất từ Huyền Như và thanh lý hợp đồng ủy thác hợp đồng tiền gửi của ACB với 19 nhân viên của mình đều thực hiện trong cùng một ngày.
Một số luật gia quan tâm đến vụ án cũng cho rằng 19 nhân viên ACB thực chất chỉ đứng tên hộ ACB nên họ không có trách nhiệm với hợp đồng tiền gửi đã ký kết. Do đó, có thể khẳng định trách nhiệm chính thuộc về ACB, số tiền 718 tỷ đồng đã bị Huyền Như chiếm đoạt được xác định là hậu quả thiệt hại do việc làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của chính ACB. Việc quy trách nhiệm đối với đối tượng phải bồi thường hiện đang được xem xét trong vụ án Huyền Như nên không được đặt ra xem xét trong phiên tòa này.
Theo Nhóm phóng viên