“Cờ” lãi suất đến tay ngân hàng cổ phần
Lâu rồi mới xuất hiện cơ hội để khối cổ phần giữ lãi suất huy động, tạo chênh lệch cạnh tranh lớn với khối quốc doanh...
Có chuyện bên lề giờ mới kể, trong những ngày khủng hoảng tại ngân hàngACB cuối tháng 8/2012, vài phóng viên ngơ ngác không hiểu thông tin phản ánh người dân rút tiền và vàng nhiều vậy, sao các phòng giao dịch ACB lại vắng hoe?
Câu trả lời là, có một phương án khéo léo đã góp phần xử lý khủng hoảng.
Theo một số khách hàng kể lại, sau khi có thông tin về vụ “bầu Kiên”, ACB đã bố trí người phong tỏa phương tiện của người đến rút tiền, gửi đi các điểm phụ cận. Khách giao dịch được mời lên tầng trên, kín đáo và tiện thỏa thuận trực tiếp. Bãi xe, sảnh và quầy giao dịch vắng hoe là vậy - một cách để giải tỏa bớt tâm lý lo ngại.
Khó khăn những ngày đó tại ACB là trả vàng. Do phần lớn là khách rút vàng trước hạn, mất cân đối khi không kịp quay vòng lượng vàng đã bán ra trước đây. Lãnh đạo một ngân hàng khác cho biết khi đó đã tham gia chi viện cho ACB hàng tấn vàng…
Xoay quanh tác động của sự cố, tổng tài sản của ACB giảm tới khoảng 67.000 tỷ đồng. Đến cuối 2012, báo cáo hợp nhất cho thấy, tổng tài sản giảm tới 104.000 tỷ đồng so với cuối 2011. Một phần hụt đi rất lớn là vàng.
Cho đến nay, biến động tổng tài sản của ACB có lý do riêng, bất thường và đặc biệt, nhưng cũng có nguyên do chung của hệ thống. Vốn vàng huy động, thậm chí có thể cả trường hợp nhập nhằng với vàng giữ hộ (?), đã dần được bóc tách ra khỏi tài sản, cơ cấu vốn của các nhà băng.
Và đến 30/6/2013, khi các khoản vàng huy động đáo hạn, dự kiến sẽ đánh dấu một sự ra đi “sạch sẽ”.
Từ nhiều năm trước, ước tính có khoảng vài chục ngân hàng thương mại thực hiện huy động vàng. Vàng trở thành một khối tài sản lớn, kê các cân đối trong hoạt động của họ. Một sự ra đi như vậy đã và đang để lại những khoảng trống cần bù đắp. Trao đổi với VnEconomy, một người trong cuộc dự tính, khi loại hết vàng huy động (và có thể cả vàng giữ hộ bị nhập nhèm), tổng tài sản của vài nhà băng điển hình có thể giảm tới 20 - 30%.
Tất nhiên, sự ra đi của vốn vàng theo lộ trình thực hiện chính sách, đã được báo trước. Các ngân hàng thương mại đã chủ động để chuẩn bị, khỏa lấp những khoảng trống mà vàng để lại. Tổng tài sản giảm đã đành, quan trọng hơn là phải cân đối được nguồn trong huy động và cho vay. Hơn hết là phải làm sao tăng cường huy động VND và ngoại tệ.
Thời gian rồi, đâu đó vẫn có thông tin chưa được kiểm chứng tính xác thực, nhưng cũng đáng để suy tính: một số nhà băng vẫn huy động USD lãi suất vượt trần, trong bối cảnh chung tín dụng ngoại tệ liên tiếp giảm.
Còn với VND, cạnh tranh huy động vẫn rất quyết liệt. Một tuần sau “phát súng đầu tiên” từ Vietcombank, rồi BIDV, VietinBank, Agribank đồng loạt nhập cuộc, lãi suất huy động VND của họ giảm sâu. Nhưng khối ngân hàng cổ phần vẫn án binh. Một sự trù trừ, thậm chí không điều chỉnh, lúc này là lợi thế?
Khoảng ba năm rồi, kể từ khi cơ chế trần lãi suất huy động được áp dụng, thị trường mới xuất hiện những mức chênh lệch giữa hai khối rộng như vậy, hay cơ hội để cạnh tranh huy động vốn qua lãi suất đặt ra rõ rệt cho khối cổ phần. Xét tương đối, lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn của khối cổ phần hiện cao hơn 4 “ông lớn” trên (chiếm thị phần trên dưới 50%) khoảng 1% - 1,5%/năm; các kỳ hạn dài cao hơn khoảng 1,5% - 3%/năm. Cạnh tranh hút vốn từ lãi suất đã rất rõ ràng, bên cạnh các yếu tố thương hiệu, quy mô mạng lưới…
Như trên, có khoảng vài chục ngân hàng chịu ảnh hưởng nhất định từ sự ra đi của vàng, và khoảng trống cạnh tranh lãi suất khá lớn như vậy có lẽ là cơ hội để bù đắp. Điều này một phần giải thích vì sao lãi suất cho vay ở nhóm này trước mắt vẫn khó giảm mạnh, bởi chi phí đầu vào chưa thực sự giảm đi như 4 “ông lớn”.
Cũng liên quan đến vàng, còn có một phát sinh nữa. Thời gian rồi và sắp tới là thời điểm nhiều ngân hàng phải đẩy mạnh mua vàng qua đấu thầu để tất toán. Một lượng vốn lớn phải dồn vào, mua vàng trả cho dân; vừa hụt vốn vàng trong cơ cấu, vừa phải dùng VND để trả cho vốn đã dùng trước đây.
Có tình huống đặt ra là, thời hạn tất toán 30/6/2013 đã gần kề, phải dồn sức để mua đủ vàng tất toán, áp lực vốn với những ngân hàng nào đó có thể đang gặp khó khăn sẽ ra sao. Hiện không rõ quy mô phải mua bao nhiêu, gắn với mỗi thành viên bao nhiêu, nhưng thời gian rồi, qua các thông tin khác nhau, có thể thấy có những trường hợp chưa thể cởi bỏ xong những món nợ tiền gửi trên liên ngân hàng, nay lại dồn thêm áp lực tất toán trạng thái vàng. Duy trì lãi suất huy động VND cao là một cách để tạo nguồn.
Vấn đề là, giả sử có ngân hàng nặng nợ vàng, nguồn vốn có hạn, làm sao đủ sức để dồn mua vàng? Giả sử họ dồn lực để mua, nhưng liệu thanh khoản VND có thể bị ảnh hưởng?
Cũng như trường hợp tái cơ cấu trước đây, hay khi xử lý tình huống khó khăn để đảm bảo ổn định và an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tái cấp vốn. Đây là một nghiệp vụ thông thường, vẫn được thực hiện bao lâu nay, song có gì đó không ổn về góc nhìn.
Những ngân hàng hoạt động có vấn đề, dẫn tới Ngân hàng Nhà nước phải chi viện như vậy (đành rằng là nghiệp vụ cần thiết để hạn chế những tác động bất lợi, vì lợi ích chung) mà lại được vay lãi suất tái cấp vốn chỉ 7%/năm. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khác, hoạt động tốt và mạnh khỏe, làm ăn đàng hoàng mà vẫn đang phải vay ngắn hạn lãi suất cỡ 11% - 15%/năm.
Cứ cho so sánh là khập khiễng, và trên đây là một tình huống giả định, nhưng ở một góc độ nào đó, nếu có thực tế như vậy sẽ là không công bằng.
Câu trả lời là, có một phương án khéo léo đã góp phần xử lý khủng hoảng.
Theo một số khách hàng kể lại, sau khi có thông tin về vụ “bầu Kiên”, ACB đã bố trí người phong tỏa phương tiện của người đến rút tiền, gửi đi các điểm phụ cận. Khách giao dịch được mời lên tầng trên, kín đáo và tiện thỏa thuận trực tiếp. Bãi xe, sảnh và quầy giao dịch vắng hoe là vậy - một cách để giải tỏa bớt tâm lý lo ngại.
Khó khăn những ngày đó tại ACB là trả vàng. Do phần lớn là khách rút vàng trước hạn, mất cân đối khi không kịp quay vòng lượng vàng đã bán ra trước đây. Lãnh đạo một ngân hàng khác cho biết khi đó đã tham gia chi viện cho ACB hàng tấn vàng…
Xoay quanh tác động của sự cố, tổng tài sản của ACB giảm tới khoảng 67.000 tỷ đồng. Đến cuối 2012, báo cáo hợp nhất cho thấy, tổng tài sản giảm tới 104.000 tỷ đồng so với cuối 2011. Một phần hụt đi rất lớn là vàng.
Cho đến nay, biến động tổng tài sản của ACB có lý do riêng, bất thường và đặc biệt, nhưng cũng có nguyên do chung của hệ thống. Vốn vàng huy động, thậm chí có thể cả trường hợp nhập nhằng với vàng giữ hộ (?), đã dần được bóc tách ra khỏi tài sản, cơ cấu vốn của các nhà băng.
Và đến 30/6/2013, khi các khoản vàng huy động đáo hạn, dự kiến sẽ đánh dấu một sự ra đi “sạch sẽ”.
Từ nhiều năm trước, ước tính có khoảng vài chục ngân hàng thương mại thực hiện huy động vàng. Vàng trở thành một khối tài sản lớn, kê các cân đối trong hoạt động của họ. Một sự ra đi như vậy đã và đang để lại những khoảng trống cần bù đắp. Trao đổi với VnEconomy, một người trong cuộc dự tính, khi loại hết vàng huy động (và có thể cả vàng giữ hộ bị nhập nhèm), tổng tài sản của vài nhà băng điển hình có thể giảm tới 20 - 30%.
Tất nhiên, sự ra đi của vốn vàng theo lộ trình thực hiện chính sách, đã được báo trước. Các ngân hàng thương mại đã chủ động để chuẩn bị, khỏa lấp những khoảng trống mà vàng để lại. Tổng tài sản giảm đã đành, quan trọng hơn là phải cân đối được nguồn trong huy động và cho vay. Hơn hết là phải làm sao tăng cường huy động VND và ngoại tệ.
Thời gian rồi, đâu đó vẫn có thông tin chưa được kiểm chứng tính xác thực, nhưng cũng đáng để suy tính: một số nhà băng vẫn huy động USD lãi suất vượt trần, trong bối cảnh chung tín dụng ngoại tệ liên tiếp giảm.
Còn với VND, cạnh tranh huy động vẫn rất quyết liệt. Một tuần sau “phát súng đầu tiên” từ Vietcombank, rồi BIDV, VietinBank, Agribank đồng loạt nhập cuộc, lãi suất huy động VND của họ giảm sâu. Nhưng khối ngân hàng cổ phần vẫn án binh. Một sự trù trừ, thậm chí không điều chỉnh, lúc này là lợi thế?
Khoảng ba năm rồi, kể từ khi cơ chế trần lãi suất huy động được áp dụng, thị trường mới xuất hiện những mức chênh lệch giữa hai khối rộng như vậy, hay cơ hội để cạnh tranh huy động vốn qua lãi suất đặt ra rõ rệt cho khối cổ phần. Xét tương đối, lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn của khối cổ phần hiện cao hơn 4 “ông lớn” trên (chiếm thị phần trên dưới 50%) khoảng 1% - 1,5%/năm; các kỳ hạn dài cao hơn khoảng 1,5% - 3%/năm. Cạnh tranh hút vốn từ lãi suất đã rất rõ ràng, bên cạnh các yếu tố thương hiệu, quy mô mạng lưới…
Như trên, có khoảng vài chục ngân hàng chịu ảnh hưởng nhất định từ sự ra đi của vàng, và khoảng trống cạnh tranh lãi suất khá lớn như vậy có lẽ là cơ hội để bù đắp. Điều này một phần giải thích vì sao lãi suất cho vay ở nhóm này trước mắt vẫn khó giảm mạnh, bởi chi phí đầu vào chưa thực sự giảm đi như 4 “ông lớn”.
Cũng liên quan đến vàng, còn có một phát sinh nữa. Thời gian rồi và sắp tới là thời điểm nhiều ngân hàng phải đẩy mạnh mua vàng qua đấu thầu để tất toán. Một lượng vốn lớn phải dồn vào, mua vàng trả cho dân; vừa hụt vốn vàng trong cơ cấu, vừa phải dùng VND để trả cho vốn đã dùng trước đây.
Có tình huống đặt ra là, thời hạn tất toán 30/6/2013 đã gần kề, phải dồn sức để mua đủ vàng tất toán, áp lực vốn với những ngân hàng nào đó có thể đang gặp khó khăn sẽ ra sao. Hiện không rõ quy mô phải mua bao nhiêu, gắn với mỗi thành viên bao nhiêu, nhưng thời gian rồi, qua các thông tin khác nhau, có thể thấy có những trường hợp chưa thể cởi bỏ xong những món nợ tiền gửi trên liên ngân hàng, nay lại dồn thêm áp lực tất toán trạng thái vàng. Duy trì lãi suất huy động VND cao là một cách để tạo nguồn.
Vấn đề là, giả sử có ngân hàng nặng nợ vàng, nguồn vốn có hạn, làm sao đủ sức để dồn mua vàng? Giả sử họ dồn lực để mua, nhưng liệu thanh khoản VND có thể bị ảnh hưởng?
Cũng như trường hợp tái cơ cấu trước đây, hay khi xử lý tình huống khó khăn để đảm bảo ổn định và an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tái cấp vốn. Đây là một nghiệp vụ thông thường, vẫn được thực hiện bao lâu nay, song có gì đó không ổn về góc nhìn.
Những ngân hàng hoạt động có vấn đề, dẫn tới Ngân hàng Nhà nước phải chi viện như vậy (đành rằng là nghiệp vụ cần thiết để hạn chế những tác động bất lợi, vì lợi ích chung) mà lại được vay lãi suất tái cấp vốn chỉ 7%/năm. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khác, hoạt động tốt và mạnh khỏe, làm ăn đàng hoàng mà vẫn đang phải vay ngắn hạn lãi suất cỡ 11% - 15%/năm.
Cứ cho so sánh là khập khiễng, và trên đây là một tình huống giả định, nhưng ở một góc độ nào đó, nếu có thực tế như vậy sẽ là không công bằng.
Theo Minh Đức