Công ty xử lý nợ xấu, một năm vừa đi vừa… lắp
Nếu xem VAMC là một cỗ máy thì nó chưa thực sự chạy, mà mới chỉ bắt đầu đi, cái chậm một phần do phải vừa đi vừa lắp phụ tùng, thiết bị...
Ngày 12/8/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 20 quy định về khoản thu, tạm ứng của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Để ý một chút, văn bản trên do Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh ký, mà không phải lãnh đạo khác chuyên trách lĩnh vực này. Chi tiết này có thể gắn với thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước: Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, người chuyên trách về nợ xấu và tái cơ cấu, đến tuổi nghỉ hưu.
Trước đó, ông Đặng Thanh Bình cũng đã chuyển giao vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho ông Nguyễn Quốc Hùng vào tháng 5/2014.
Để ý một chút nữa, đã tròn một năm hoạt động mà đến giờ VAMC mới có thêm khung pháp lý nói trên, thậm chí phải đến cuối tháng 9 tới mới có hiệu lực. Có vẻ như nhiều thứ ở mô hình này bị chậm.
Nói một cách hình ảnh, nếu xem đây là một cỗ máy thì nó chưa thực sự chạy, mà mới chỉ bắt đầu đi, cái chậm một phần do phải vừa đi vừa lắp phụ tùng, thiết bị...
Mua lại gần 51 nghìn tỷ đồng
Ngay từ khi thai nghén, mô hình VAMC đã chậm triển khai do vấp nhiều tranh luận. Ý tưởng đã được báo chí đề cập từ đầu 2012, nhưng mãi hơn một năm sau, đến cuối tháng 7/2013 mới chính thức ra đời. Dù vậy, cỗ máy vẫn chưa thể hoạt động ngay, bởi phải hai tháng sau nữa mới có khung pháp lý quy định việc mua bán và xử lý nợ xấu.
Sau khi có khung pháp lý, đến tháng 10/2013, VAMC như giải tỏa sự dồn nén bao lâu để dồn dập mua lại nợ xấu. Dẫu vậy, một số người trong cuộc vẫn nói vui, công ty này đang “hoạt động chay”. Bởi lẽ, lại phải chờ thêm hai tháng sau nữa mới có văn bản hướng dẫn chế độ tài chính cho họ.
Cỗ máy vừa đi vừa lắp. Cho đến thời điểm này mô hình mới trong xử lý nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất việc tuyển dụng nhân sự để thúc đẩy cho những bước đi nhanh hơn. Hay như ví dụ từ văn bản trên, đến nay vẫn có những điểm liên quan đến cơ chế hoạt động mới dần được hướng dẫn.
Nhưng đâu đó trong công chúng đã có sự sốt ruột…
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có câu hỏi đặt ra, đại ý: sau khi dồn dập mua lại nợ xấu cuối 2013, tốc độ của VAMC vì sao chậm lại? Hay sau một năm hoạt động, đâu đó đã xuất hiện hoài nghi về khả năng xử lý nợ xấu của công ty này.
Tính đến cuối tháng 6/2014, tổng số nợ xấu được mua lại ở khoảng gần 51 nghìn tỷ đồng. Hiện chưa có cập nhật mới để tham khảo thêm về tốc độ. Song về định hướng, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước tin tưởng rằng, mục tiêu mua lại tổng từ 70 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu đến cuối năm nay là có thể thực hiện.
Đó là về mặt kết quả trực tiếp. Có thể quy mô mua lại đã chậm đi so với những tháng khởi đầu, cũng như chậm trong xử lý sau khi mua. Một mặt, xử lý nợ xấu dĩ nhiên là không đơn giản, khó mà nhanh (bởi nếu đơn giản và nhanh, các tổ chức tín dụng đã tự làm); mặt khác, khách quan do cỗ máy VAMC phải vừa đi vừa lắp như vậy.
Khởi đầu nan
Nhưng, cái chậm hay không đáng quan tâm hơn là tác động được mong đợi từ VAMC đối với việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một mối liên hệ cụ thể là tăng trưởng tín dụng.
Trước khi VAMC ra đời, nợ xấu được xem là một điểm nghẽn. Sau một năm, công ty này đã bốc qua một bên gần 51 nghìn tỷ đồng nợ xấu - một quy mô đáng kể. Về lý thuyết và kỳ vọng đặt ra, các doanh nghiệp có nợ xấu đã được mua lại sẽ có bảng cân đối “sạch” hơn để có thể trở lại vay vốn. Điểm này từng được lãnh đạo VAMC nhấn mạnh về mặt mục đích và ý nghĩa.
Thế nhưng, vừa qua và trước mắt, tác động được kỳ vọng đó chưa thể hiện rõ ở diễn biến tăng trưởng tín dụng. Liệu đây có phải là một cái chậm đáng quan tâm hay không?
Tất nhiên, sau khi được VAMC mua lại nợ xấu, để doanh nghiệp quay trở lại tiếp tục vay được vốn hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Và mới chỉ một năm, với một mô hình rất mới phải vừa đi vừa lắp trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam, vạn sự còn khởi đầu nan…
Nhưng khi mà sức trả nợ của nhiều doanh nghiệp yếu đi, khi mà các tổ chức tín dụng không tự một lúc xử lý được gọn nợ xấu, khi mà không thể dùng tiền ngân sách để can thiệp, khi mà nợ xấu diễn biến phức tạp và có thể dồn đến ngưỡng khó đỡ, thì lượng sức ép mà VAMC đã tạm bốc qua một bên sau một năm như vậy cũng là đáng kể.
Giả sử, nếu hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp vay vốn vẫn đang tự cõng thêm gần 51 nghìn tỷ đồng nợ xấu đó, dồn thêm những khó khăn cho hiện nay, hẳn những bước chân của hy vọng phục hồi sẽ càng nặng nề hơn.
Để ý một chút, văn bản trên do Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh ký, mà không phải lãnh đạo khác chuyên trách lĩnh vực này. Chi tiết này có thể gắn với thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước: Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, người chuyên trách về nợ xấu và tái cơ cấu, đến tuổi nghỉ hưu.
Trước đó, ông Đặng Thanh Bình cũng đã chuyển giao vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho ông Nguyễn Quốc Hùng vào tháng 5/2014.
Để ý một chút nữa, đã tròn một năm hoạt động mà đến giờ VAMC mới có thêm khung pháp lý nói trên, thậm chí phải đến cuối tháng 9 tới mới có hiệu lực. Có vẻ như nhiều thứ ở mô hình này bị chậm.
Nói một cách hình ảnh, nếu xem đây là một cỗ máy thì nó chưa thực sự chạy, mà mới chỉ bắt đầu đi, cái chậm một phần do phải vừa đi vừa lắp phụ tùng, thiết bị...
Mua lại gần 51 nghìn tỷ đồng
Ngay từ khi thai nghén, mô hình VAMC đã chậm triển khai do vấp nhiều tranh luận. Ý tưởng đã được báo chí đề cập từ đầu 2012, nhưng mãi hơn một năm sau, đến cuối tháng 7/2013 mới chính thức ra đời. Dù vậy, cỗ máy vẫn chưa thể hoạt động ngay, bởi phải hai tháng sau nữa mới có khung pháp lý quy định việc mua bán và xử lý nợ xấu.
Sau khi có khung pháp lý, đến tháng 10/2013, VAMC như giải tỏa sự dồn nén bao lâu để dồn dập mua lại nợ xấu. Dẫu vậy, một số người trong cuộc vẫn nói vui, công ty này đang “hoạt động chay”. Bởi lẽ, lại phải chờ thêm hai tháng sau nữa mới có văn bản hướng dẫn chế độ tài chính cho họ.
Cỗ máy vừa đi vừa lắp. Cho đến thời điểm này mô hình mới trong xử lý nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất việc tuyển dụng nhân sự để thúc đẩy cho những bước đi nhanh hơn. Hay như ví dụ từ văn bản trên, đến nay vẫn có những điểm liên quan đến cơ chế hoạt động mới dần được hướng dẫn.
Nhưng đâu đó trong công chúng đã có sự sốt ruột…
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có câu hỏi đặt ra, đại ý: sau khi dồn dập mua lại nợ xấu cuối 2013, tốc độ của VAMC vì sao chậm lại? Hay sau một năm hoạt động, đâu đó đã xuất hiện hoài nghi về khả năng xử lý nợ xấu của công ty này.
Tính đến cuối tháng 6/2014, tổng số nợ xấu được mua lại ở khoảng gần 51 nghìn tỷ đồng. Hiện chưa có cập nhật mới để tham khảo thêm về tốc độ. Song về định hướng, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước tin tưởng rằng, mục tiêu mua lại tổng từ 70 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu đến cuối năm nay là có thể thực hiện.
Đó là về mặt kết quả trực tiếp. Có thể quy mô mua lại đã chậm đi so với những tháng khởi đầu, cũng như chậm trong xử lý sau khi mua. Một mặt, xử lý nợ xấu dĩ nhiên là không đơn giản, khó mà nhanh (bởi nếu đơn giản và nhanh, các tổ chức tín dụng đã tự làm); mặt khác, khách quan do cỗ máy VAMC phải vừa đi vừa lắp như vậy.
Khởi đầu nan
Nhưng, cái chậm hay không đáng quan tâm hơn là tác động được mong đợi từ VAMC đối với việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một mối liên hệ cụ thể là tăng trưởng tín dụng.
Trước khi VAMC ra đời, nợ xấu được xem là một điểm nghẽn. Sau một năm, công ty này đã bốc qua một bên gần 51 nghìn tỷ đồng nợ xấu - một quy mô đáng kể. Về lý thuyết và kỳ vọng đặt ra, các doanh nghiệp có nợ xấu đã được mua lại sẽ có bảng cân đối “sạch” hơn để có thể trở lại vay vốn. Điểm này từng được lãnh đạo VAMC nhấn mạnh về mặt mục đích và ý nghĩa.
Thế nhưng, vừa qua và trước mắt, tác động được kỳ vọng đó chưa thể hiện rõ ở diễn biến tăng trưởng tín dụng. Liệu đây có phải là một cái chậm đáng quan tâm hay không?
Tất nhiên, sau khi được VAMC mua lại nợ xấu, để doanh nghiệp quay trở lại tiếp tục vay được vốn hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Và mới chỉ một năm, với một mô hình rất mới phải vừa đi vừa lắp trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam, vạn sự còn khởi đầu nan…
Nhưng khi mà sức trả nợ của nhiều doanh nghiệp yếu đi, khi mà các tổ chức tín dụng không tự một lúc xử lý được gọn nợ xấu, khi mà không thể dùng tiền ngân sách để can thiệp, khi mà nợ xấu diễn biến phức tạp và có thể dồn đến ngưỡng khó đỡ, thì lượng sức ép mà VAMC đã tạm bốc qua một bên sau một năm như vậy cũng là đáng kể.
Giả sử, nếu hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp vay vốn vẫn đang tự cõng thêm gần 51 nghìn tỷ đồng nợ xấu đó, dồn thêm những khó khăn cho hiện nay, hẳn những bước chân của hy vọng phục hồi sẽ càng nặng nề hơn.
Theo Minh Đức