Dấu ấn của điều hành chính sách tiền tệ
Theo quan điểm của TS LÊ THẨM DƯƠNG, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã phát huy được tác dụng và có hiệu quả.
- Thời gian qua, NHNN phải điều hành CSTT trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, có quá nhiều vấn đề tồn đọng của một nền kinh tế vốn dĩ không mạnh: lạm phátcao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn, GDP biến động... Để giải quyết những vấn đề trên, nền kinh tế cần có sự tác động đồng thời của CSTT, chính sách tài khóa và chính sách đầu tư. Trong đó, tác động của CSTT có độ nhạy cao. Ổn định lạm phát mới kích thích tăng trưởng GDP, nếu lạm phát giữ nguyên mà GDP giảm thì cũng không được. Từ những vấn đề trên sẽ kéo theo những mục tiêu liên quan đó là giảm được tỷ lệ thất nghiệp.
Nếu đánh giá CSTT ở lăng kính của mục tiêu trên thì không ai có thể phủ nhận được đến naytađạt được một số kết quả.
Thứ nhất, lạm phát đã giảm sau nhiều năm làm rất kiên trì. Thời điểm hiện tại, lãi suất không còn là vấn đề của doanh nghiệp nữa. Thứ hai, tỷ giá hiện ổn định, rất chủ động, thậm chí tuyên bố làm chủ được. Nguyên việc doanh nghiệp loại bỏ được rủi ro tỷ giá và những lo lắng lãi suất đã là 2 thành công lớn của nền kinh tế. Thứ ba, thị trường vàng trước đây vốn không ổn, trong đó điển hình là tình trạng vàng hóa ngày một tăng, tuy nhiên hiện tại, bằng các cơ chế cụ thể, thống nhất của Chính phủ và NHNN, đến thời điểm này, không ai có thể phủ nhận, kể cả trong trước mắt lẫn lâu dài, việc thị trường vàng đã ổn định là công lao lớn của CSTT.
- Như vậy, theo Ông, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian vừa qua đã được coi là thành công chưa?
Trong năm 2013, ta phải tái cơ cấu ngành ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước; đồng thời gỡ 4 cục máu đông của nền kinh tế là: nợ xấu, bất động sản, niềmtincủa người dân và hàng tồn kho. Trong đó, CSTT phải tham gia trực tiếp vào cả bốn vấn đề trên, từ niềm tin đến tồn kho rồi đến nợ xấu.
Cái quan trọng nhất tôi thấy CSTT đã đạt được mục tiêu rất lớn, đúng theo chức năng của nó, các công cụ ta dùng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Đây là một sự khác biệt, ta quản trị lạm phát theo mục tiêu, độ linh hoạt cao, chủ động trong kiểm soát tình hình chứ không chạy theo bị động.
Việc điều hành thành công CSTT là do NHNN đã triển khai quyết liệt, chủ động trong kiểm soát với độ linh hoạt cao. Ngoài tác động CSTT còn có tác động của chính sách tài khóa, chính sách đầu tư chứ không phải CSTT là duy nhất, nhưng theo cách nhìn của chuyên gia thì CSTT của NHNN trong thời gian qua là rất thành công và đáng ghi nhận. Giả sử ta làm theo 1 cách khác mà không giành được thế chủ động, không quyết liệt, không giành được quyền kiểm soát thì tôi nghĩ tình hình sẽ còn xấu đi nhiều.
- Ông có nhận định gì về vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các giải pháp xử lý nợ xấu trong đó có Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC)?
- Nguyên tắc của tái cấu trúc là quản trị sự thay đổi, cho nên muốn tái cấu trúc phải đủ dữ kiện mới làm được chứ không phải muốn làm là được. Nhiều nơi người ta phải dùng 3/4 thời gian cho quá trình chuẩn bị còn quá trình tái cơ cấu chỉ mất 1/4 thời gian.
Trong hai năm vừa qua, NHNN đã đưa ra một lộ trình và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Đầu tiên là tái cơ cấu, sau khi cơ cấu, sắp xếp xong thì nội bộ từng đơn vị tiến hành tái nhân sự, tái quản trị... Ta đã tiến hành sáp nhập được 9 ngân hàng, việc này đúng theo lộ trình, các ngân hàng đứng vững, giữ được thanh khoản. Những đơn vị còn lại phải xây dựng phương án tái cơ cấu và triển khai quyết liệt, sa thải cũng có, tái cơ cấu cán bộ cấp cao cũng có, đồng thời làm tốt công tác trích lập dự phòng. Đến ngày hôm nay, thanh khoản của hệ thống đã được chủ động, việc còn lại là giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu, nên vấn đề bây giờ là lấy dự phòng ra hoặc bán tài sản thế chấp, nếu mà không được nữa thì đã có VAMC.
Trong cơ chế hậu thuẫn như vậy, việc tái cấu trúc đến hôm nay đã đạt được những thành công bước đầu: việc khởi động Đề án đã đi đúng hướng; tính quyết liệt rất cao và đảm bảo được lộ trình về số lượng và chất lượng. Việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc ngân hàng nói riêng trên nền tảng để lại như vậy là vô cùng khó khăn vì bản chất sở hữu chéo, quyền lợi nhóm và hoạt động đang yếu kém. Tôi thấy trong hoàn cảnh khó khăn mà làm được như vậy là đã thành công rồi, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng tôi nghĩ rằng với kinh nghiệm đã làm thì chúng ta sẽ thành công.
- Xin cảm ơn Ông!
Theo V.Hương