MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dè chừng lãi "khủng" từ ủy thác đầu tư

03-11-2013 - 10:22 AM | Tài chính - ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi xuống thấp, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, bất động sản,... tiềm ẩn nhiều rủi ro, không ít người dântìm đến dịch vụ ủy thác đầu tư với mức lãi suất có nơi lên tới 36%/năm.

Tuy nhiên, liệu có hình thức kinh doanh nào sinh lời lớn đến vậy?

Lãi suất "khủng"

Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đang ở mức tương đối thấp. Lãi suất kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng khoảng 5 đến 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là từ 6,5 đến 8%/năm, kỳ hạn hơn 12 tháng từ 7,5 đến 9%/năm. Cùng với đó, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản lại khá rủi ro và không có nhiềutriển vọng. Do vậy, nhiều người dân có tiền nhàn rỗi băn khoăn không biết đầu tư vào kênh nào. Nắm bắt tâm lý này, các công ty tài chính đã đẩy mạnh hoạt động thu hút người dân tham gia dịch vụ ủy thác đầu tư.

Trên thị trường, các công ty tài chính hiện đang huy động vốn thông qua các hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng ủy thác giao dịch, hợp đồng ủy thác quản lý,... Trong khi một mặt, bên ủy thác không phải gánh chịu các khoản lỗ, mặt khác bên nhận ủy thác lại đưa ra các mức lãi suất khácao, khiến không ít người dân đã tìm đến các gói dịch vụ này.

Liên lạc theosố điện thoại gửi tin nhắn quảng cáo dịch vụ, chị Lê Thị Thanh Thủy (Hà Nội) được một người tự giới thiệu là nhân viên của một công ty đầu tư tư vấn có trụ sở tại Hà Nội chào mời tham gia gói sản phẩm ủy thác đầu tư với các mức lãi suất "khủng", lên tới 36%/năm cho kỳ hạn dài 24 tháng. Các kỳ hạn ngắn hơn, mức lãi suất đưa ra cũng đều ở các mức cao, gấp từ bốn đến năm lần mức lãi suất huy động mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng. Với mức lãi suất cao như vậy, lại được các nhân viên tư vấn nhiệt tình, khiến chị Thủy phân vân hoặc gửi ngân hàng hoặc tham gia dịch vụ ủy thác đầu tư.

Theo ý kiến của một số chuyên gia tài chính ngân hàng, người dân nên cẩn trọng trước những lời quảng cáo chào mời. "Bởi lẽ, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, với mức lãi suất lên tới hơn 30% thì thật khó có kênh đầu tư chính thống nào có thể đạt được. Chưa kể nếu cộng cả chi phí hoạt động hằng tháng thì để có thể trả được mức lãi suất này thì công ty đầu tư đó kinh doanh phải đạt lợi nhuận từ 50 đến 60%/năm", một chuyên gia kinh tế chia sẻ. Do đó, để thanh toán mức lãi suất "khủng" cho nhà đầu tư, nhiều chuyên gia đưa ra khả năng các công ty đó đã sử dụng chính mức lãi suất cao để làm mồi nhử hút vốn, sau đó thay vì đem vốn đi đầu tư ở các kênh chính thống thì họ lại lấy tiền nhà đầu tư sau gửi vào để trả cho người trước.

Nhiều rủi ro khi ủy thác đầu tư

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng cho rằng: Người dân cần hết sức cẩn trọng. Nếu nhà đầu tư ủy thác đầu tư cho một tổ chức nào đó mà tổ chức đó sẵn sàng đầu tư để nhà đầu tư được hưởng lãi suất cao thì điều đó rất tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ về tổ chức đó xem họ có chức năng nhận ủy thác đầu tư hay không, cũng như mức độ chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà tổ chức đó sẽ sử dụng vốn của nhà đầu tư.

Theo quy định hiện nay, chỉ có ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ là những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư. 

Nhưng thực tế, trong bối cảnh các kênh đầu tư đều không mấy sáng sủa như hiện nay thì không nhiều những định chế này thực hiện ủy thác đầu tư. Trong khi đó, trên thị trường xuất hiện một số công ty đứng ra nhận ủy thác đầu tư. Ðể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, pháp luật hiện hành quy định hoạt động đầu tư ủy thác thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các công ty muốn đầu tư tài chính phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, phải đáp ứng những điều kiện nhất định về vốn, về chuyên môn nghiệp vụ và phải công khai danh mục đầu tư,...

Tuy nhiên, theo một chuyên gia tài chính ngân hàng, hiện có không ít công ty nhận ủy thác chỉ có vốn điều lệ vài tỷ đồng, năng lực tổ chức kinh doanh yếu kém, thiếu cơ chế kiểm soát nhưng lại có thể huy động vốn ủy thác lên đến vài trăm tỷ đồng. Việc trao vốn cho những công ty như thế này có thể nói mang lại rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, thậm chí là mất vốn. Nếu phát sinh tranh chấp, trách nhiệm của hai bên sẽ được xem xét dựa trên các quy định của hợp đồng và dựa trên việc công ty đó có được cấp phép chức năng nhận ủy thác hay không.

 "Hiện nay, có không ít trường hợp công ty triển khai hoạt động nhận ủy thác đầu tư, nhưng chỉ khi có kiện tụng xảy ra, kiểm tra ngược lại mới phát hiện ra cấp phép của công ty đó không hề có chức năng này", TS Vũ Ðình Ánh chia sẻ.

Vì vậy có thể thấy, rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư khi ủy thác vốn cho một công ty không có chức năng nhận ủy thác là mất vốn. Ðể hạn chế rủi ro, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo nhà đầu tư trước hết cần kiểm tra tổ chức nhận ủy thác đầu tư có chức năng nhận ủy thác đầu tư hay không. Tiếp đến, cần tìm hiểu tổ chức đó có kinh nghiệm, mức độ chuyên nghiệp đến đâu,... để từ đó có quyết định đúng đắn chứ không nêntinvào những mức lãi suất "khủng" mà tổ chức nhận ủy thác cam kết mang lại.

 Theo chia sẻ của TS Vũ Ðình Ánh, cho dù lãi suất của các ngân hàng hiện có đang ở mức thấp là 5%/năm thì đây vẫn là một kênh đầu tư an toàn, có khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần quản lý, giám sát chặt chẽ công tác cấp phép cũng như hoạt động của những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân.

Theo Hồng Anh

hangnt

Báo Nhân dân

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên