MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Để doanh nghiệp tư nhân tay trắng vay được ngân hàng

16-08-2014 - 17:55 PM | Tài chính - ngân hàng

Giải pháp phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng là cứu cánh cho không ít doanh nghiệp vượt qua trở ngại về tài sản đảm bảo tiền vay tại ngân hàng.

Trong tham luận “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực doanh nghiệp tự nhân” đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung vừa qua, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, trong khi chờ đợi các quy định mới về cho vay không cần tài sản đảm bảo, điều kiện tiếp cận tín dụng, về tín chấp để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì giải pháp phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng là cứu cánh cho không ít doanh nghiệp vượt qua trở ngại về tài sản đảm bảo tiền vay.

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đang chứng tỏ là một trong những giải pháp hữu hiệu, tuy nhiên, theo TS Vũ Đình Ánh, không nên tự giới hạn đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nên mở rộng thành Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bởi lẽ, kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy, chính những doanh nghiệp càng lớn lại càng có nhu cầu vay vốn ngân hàng và có khả năng sử dụng vốn tín dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc hợp thức hoá và phát triển thị trường bất động sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với mở rộng tín dụng cho kinh tế tư nhân mà còn cải thiện nguồn nội lực của khu vực này.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khu vực tư nhân có thể được vay tín dụng trên cơ sở tín chấp tương tự như các DNNN được hưởng hiện nay sau khi cơ chế tín chấp đã được cải tiến, bổ sung và hoàn thiện.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng đen thì việc khắc phục tâm lý e ngại, tình trạng thiếu hiểu biết của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập đối với khả năng tiếp cận tín dụng và lập hồ sơ vay tín dụng cũng là cần thiết và cấp bách.

Theo đó, có thể xem xét lập Trung tâm dịch vụ tín dụng thực hiện chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với TCTD thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về tín dụng, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn tín dụng, giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận với TCTD phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin doanh nghiệp cho các TCTD, kết nối doanh nghiệp với Quỹ bảo lãnh tín dụng, với cơ quan chức năng liên quan đến tín dụng.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh khẳng định, việc ra đời của Trung tâm dịch vụ tín dụng (doanh nghiệp xã hội, phi lợi nhuận hoặc là một tổ chức sự nghiệp nhà nước địa phương, thuộc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố hoặc UBND cấp tỉnh thành phố) vừa khắc phục được những hạn chế này, vừa có thể đóng vai trò giám sát hoạt động tín dụng trên địa bàn, thêm một nguồn thông tin về tín dụng cung cấp cho các cơ quan chức năng phục vụ công tác quản lý và điều hành.

Theo Phương Thảo

thanhhuong

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên