Đề nghị truy tố 25 cán bộ ngân hàng
25 bị can là giám đốc chi nhánh, cán bộ của các ngân hàng liên quan trong vụ công ty Phương Nam.
- 02-03-2014Thủy sản Phương Nam có Chủ tịch mới
- 21-10-2013Thủy sản Phương Nam bắt đầu có lãi
- 14-06-2013CTCP thủy sản Phương Nam có chủ
- 02-02-2013Thủy sản Phương Nam còn nợ hơn 1.500 tỷ đồng
- 02-02-2013Liên Việt, An Bình và Sacombank góp 295 tỷ đồng "giải cứu" thủy sản Phương Nam
- 01-02-20137 ngân hàng ‘chia xác’ đại gia thủy sản Phương Nam
Ngày 30.6, tin từ lãnh đạo Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (gọi tắt là Công ty Phương Nam), Sóc Trăng cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, tống đạt đến các bị can, đồng thời chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 27 bị can liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng xảy ra tại Công ty Phương Nam; trong đó có 25 bị can là giám đốc chi nhánh, cán bộ của các ngân hàng (NH), gồm:
NH TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Sở Giao dịch Hậu Giang, NH Phát triển Việt Nam (VDB), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chi nhánh Sóc Trăng, NH TMCP An Bình (ABBANK) - chi nhánh Bạc Liêu bị đề nghị truy tố về tội danh vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Còn 2 bị can là kế toán trưởng và phó giám đốc của Công ty Phương Nam bị đề nghị truy tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm.
Theo kết luận điều tra, Công ty Phương Nam (tiền thân là Công ty TNHH Phương Nam, thành lập từ năm 1998 do Lâm Ngọc Khuân làm giám đốc), có địa chỉ tại TP.Sóc Trăng, với vốn điều lệ 295 tỉ đồng, trong đó Khuân và vợ góp vốn trên 55%. Từ tháng 1.2011, Khuân được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh từ năm 2008 đến 30.9.2013, Công ty Phương Nam đã vay nợ tại các tổ chức tín dụng và dư nợ rất lớn; dư nợ từ năm trước chuyển sang năm sau ngày càng cao và kết quả kinh doanh hằng năm đều lỗ nên mất khả năng thanh toán các khoản vay.
Nhưng để kéo dài hoạt động cũng như có tiền sử dụng cho mục đích cá nhân, từ năm 2008 - 2010, Khuân đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi gian đối để vay được tiền của các NH. Cụ thể như lập báo cáo tài chính khống, kết quả kinh doanh hằng năm đều có lãi và nộp thuế đầy đủ, lập báo cáo nâng khống hàng tồn kho từ 123 tỉ đồng lên hơn 774 tỉ đồng để thế chấp cho nhiều NH, sử dụng một bộ chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất rồi photocopy thành nhiều bản gửi đến nhiều NH để giải ngân..., sau đó sử dụng vốn sai mục đích và chiếm đoạt sử dụng cá nhân.
Đến ngày 11.11.2011, Khuân cùng vợ ký giấy ủy quyền cho con trai là Lâm Ngọc Khoa (Việt kiều Mỹ) đứng ra làm giám đốc để điều hành công ty và giải quyết nợ nần cho các NH và cá nhân. Ngày 30.11.2011, Khuân và vợ đã xuất cảnh sang Mỹ với lý do trị bệnh và trốn ở lại Mỹ đến nay. Ngày 11.7.2012, Khoa đã bỏ công ty để trở về Mỹ.
Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định dư nợ tại 8 NH có quan hệ tín dụng với Công ty Phương Nam đến ngày 31.10.2012 là trên 1.752 tỉ đồng, trong đó nợ gốc gần 1.600 tỉ đồng, nợ lãi trên 160 tỉ đồng.
>>> Thủy sản Phương Nam có chủ
Theo Mai Trâm