MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đến tháng 4, tín dụng đã tăng trưởng 2,78%

04-05-2015 - 20:33 PM | Tài chính - ngân hàng

Đến tháng 4/2015, tăng trưởng tín dụng so với cuối năm trước đạt 2,78%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 3 năm gần đây.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đến tháng tháng 4/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 2,78%, là mức cao nhất trong 3 năm gần đây (2013 và 2014 tương ứng là 1,04% và 0,53%).

“Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy tăng trưởng tín dụng không còn bị dồn áp lực vào những tháng cuối năm. Dòng tín dụng cũng có xu hướng phân bổ tốt hơn vào những ngành và khu vực ưu tiên. Thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định; thanh khoản tiền VND và USD đều cải thiện và có xu hướng ổn định trong thời gian tới” - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.

Cũng theo cơ quan này, tỷ lệ huy động/cho vay (LDR) tại thời điểm T2/2015 là 84% (T12/2014: 83%). Huy động tiền gửi khách hàng đạt 4 triệu 438 tỷ đồng giảm nhẹ so với đầu năm (giảm 0,02%).

Tại thời điểm T2/2015, tỷ lệ huy động/cho vay VND là 84%, tỷ lệ huy động/cho vay ngoại tệ là 83%.

Tín dụng tăng trở lại khiến phát hành trái phiếu bị …“ế”

Thống kê cho thấy, mặc dù đầu tháng 4, lãi suất TPCP tăng nhẹ song nhìn chung lãi suất trúng thầu trái phiếu KBNN trên thị trường sơ cấp giảm so với đầu năm 2015.

Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm 0,66%, kỳ hạn 10 năm giảm 0,05%, kỳ hạn 15 năm giảm 0,40%.

Tuy nhiên, phát hành trái phiếu KBNN không đạt mức tăng như cùng kỳ 2014; nhà đầu tư quan tâm tới trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm trên thị trường thứ cấp.

Phát hành trái phiếu KBNN giảm so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến ngày 20/4/2015, phát hành trái phiếu KBNN đạt 62.370 tỷ đồng, giảm 10.784 tỷ đồng (15%) so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nguyên nhân của việc suy giảm phát hành trái phiếu KBNN có thể do:

Thứ nhất, NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng, giảm đầu tư vào TPCP. Tháng 4/2015 tăng trưởng tín dụng so với cuối năm trước đạt 2,78%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 3 năm gần đây.

Thứ hai, các NHTM quan tâm nhiều tới TPCP kỳ hạn dưới 5 năm18 nhằm đảm bảo tốt hơn danh mục đầu tư (cấu trúc tài sản của mình).

Vì vậy UBGSTCQG cho rằng cần tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tạo điều kiện cho thị trường (chủ yếu là Tổ chức tín dụng) có điều kiện đầu tư vào TPCP kỳ hạn 5-10 năm.

Khánh Nhi

Hạnh Lệ

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên