MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"DN nào phải vay lãi suất 15% thì đã đến kiện ngân hàng"

25-04-2014 - 20:10 PM | Tài chính - ngân hàng

Hiện nay hiếm Ngân hàng nào cho vay trên 15% mà DN tồn tại được, thậm chí DN có xin vay trên 15%, NH cũng không dám cho vay vì biết chắc họ sẽ không trả nợ được.

Tại cuộc họp thường kỳ tháng 4 của NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ NHNN cho biết, theo số liệu của NHNN tổng hợp thì tính đến ngày 03/04/2014, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm chiếm 5,5% tổng dư nợ cho vay của hệ thống.

Tuy nhiên,về con số này, đại diện của khối Ngân hàng TMCP, ông Nguyễn Đức Hưởng – phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nói:

“Tôi cho rằng, con số 5,5% tổng dư nợ có lãi suất trên 15%/năm chắc là khoản vay của một doanh nghiệp không hoạt động nữa, hoặc Ngân hàng đã quên Doanh nghiệp đó hoặc không tìm ra.”

Theo ông Hưởng, trong thời gian qua, NHNN đã làm tất cả những gì có thể làm được, kể cả những việc có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hệ thống ngân hàng nói chung, tức giảm lãi suất vì lợi ích chung của nền kinh tế và doanh nghiệp.

“Bây giờ mà có doanh nghiệp nào phải vay trên 15% thì họ đã đến kiện ngân hàng rồi. Đối với LienVietPostBank, những khoản vay có lãi suất trên 15% đã hết từ lâu.”

Theo đó, ông Hưởng cho biết tại ngân hàng Liên Việt, lãi suất thấp nhất là 4,8%, phổ biến ở mức 11%, còn lãi suất trung dài hạn chỉ khoảng 13%.

Phó Chủ tịch của ngân hàng này nhận định, việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bây giờ là vì sự tồn tại của chính NHTM. Hiện nay hiếm Ngân hàng nào cho vay trên 15% mà doanh nghiệp tồn tại được, thậm chí doanh nghiệp có xin vay trên 15%, các ngân hàng cũng không dám cho vay vì biết chắc họ sẽ không trả nợ được.

Ông Hưởng chia sẻ một suy nghĩ đơn giản mà hài hước trong giới ngân hàng:

“Thà thu ít, tiền liền nhưng còn hơn thu nhiều mà bằng tiền mặt. Tiền liền tức là trả tiền ngay còn hơn là thu nhiều mà phải dơ mặt ra để … nợ”.

Bà Nguyễn Thị Hồng cũng nhấn mạnh lại, từ lâu nay, tất cả các chỉ đạo của Thống đốc đều là ngân hàng tiếp tục chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp để giảm chi phí vay vốn. Vì vậy, mặc dù lợi nhuận của các TCTD đã giảm nhưng vẫn các TCTD vẫn ủng hộ và đồng thuận với chủ trương đó.

Tại cuộc họp báo này, đại diện NHNN cho biết dư nợ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản tính đến cuối tháng 3/2014 tăng 3,95% - cải thiện hơn mức 1,09% của 3 tháng đầu năm 2013.

Hải Minh

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên