MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

DN nước ngoài lo áp dụng Thông tư 36 tiền sẽ “chảy” nhiều vào TTCP

02-12-2014 - 09:39 AM | Tài chính - ngân hàng

"Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn có mục đích chính là xử lý nguồn vốn dài hạn để cho vay trung và dài hạn cũng như đầu tư tư dài hạn vào TPCP".

Tại diễn đàn VBF 2015, nhóm công tác ngân hàng đã bày tỏ một số lo lắng trong thời gian tới đây khi mà Thông tư 36 của NHNN được chính thức áp dụng, đặc biệt điều 17 của Thông tư này nhóm công tác cho rằng những quy định tại điều 17 là không phù hợp với hiệp ước Basel II và III.

Theo đó, yêu cầu các NH có thể nắm giữ một lượng lớn TPCP nhiều nhất có thể. Thêm nữa, các NH có lẽ là bên mua TPCP (nếu không muốn nói là duy nhất) và quy định này có thể sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch của Chính phủ trong việc huy động vốn để giải thâm hụt ngân sách trong năm tới.

Theo nhóm công tác: “NH luôn sử dụng TPCP để xin NHNN tái cấp vốn. Chúng tôi hiểu rằng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn có mục đích chính là xử lý nguồn vốn dài hạn để cho vay trung và dài hạn cũng như đầu tư tư dài hạn vào TPCP”. 

Đồng thời, nội dung “mua, đầu tư TPCP” được hiểu là đầu tư vào TPCP với 2 điều kiện sau: Các TPCP được giữ cho đến khi đáo hạn và kỳ hạn còn lại của TPCP phải dài hơn 1 năm.

Hơn nữa, nếu TPCP là tài sản có thanh khoản và NH nước ngoài có quy trình nghiệp vụ từ thị trường đến thị trường phù hợp để thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu làm thế nào các NH có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để mua trái phiếu có thể bị bán bất kỳ lúc nào. 

“Ngân hàng phải làm gì với nguồn vốn dài hạn nếu trạng thái trái phiếu bằng 0. Về mặt quản lý thanh khoản, đây là cách làm thiếu an toàn, không hiệu quả đối với Ngân hàng. Ngay cả khi NHNN quan tâm đến vấn đề thanh khoản trái phiếu thì cũng cần phải có một tỷ lệ riêng cho từng kỳ hạn. Ví dụ, kỳ hạn trái phiếu là 8 tháng nhưng không thể sử dụng 100% vốn của kỳ hạn 8 tháng để huy động trái phiếu” – Nhóm công tác nhấn mạnh.

Khánh Nhi

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên