Giữ VND sẽ có lợi hơn USD
Người dân có tâm lý giữ USD không hẳn lấy lãi suất ngân hàng mà vì kỳ vọng được lợi khi tỷ giá tăng.
- 09-10-2015Tranh cãi lãi suất cho vay tiêu dùng: vì đâu nên nỗi?
- 06-10-2015Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm
- 05-10-2015Lãi suất USD giảm không ảnh hưởng tiết kiệm kiều hối
- 05-10-2015Nút thắt lãi suất và rủi ro "chảy máu ngoại tệ"
- 03-10-2015Có hay không cơ hội giảm lãi suất?
Tuy nhiên, với diễn biến giảm mạnh của USD tuần qua, các chuyên gia cho rằng giữ VND sẽ có lợi hơn.
Giữ USD vì kỳ vọng tỷ giá tăng
Cuối năm ngoái, gia đình chị Thảo Nguyên (phường Nghĩa Tân, quận Cầy Giấy, Hà Nội) dành dụm được hơn 100 triệu đồng. Suy đi tính lại, vợ chồng chị quyết định đổi sang 5 nghìn USD, sau đó gửi ngân hàng. “Mặc dù lãi suất tiền gửi USD thấp, nhưng có thể bù lại là khi tỷ giá tăng. Hơn nữa, có USD cũng yên tâm khi có việc dùng đến như đi công tác nước ngoài, hay thanh toán mua hàng online…”, chị Thảo Nguyên lý giải.
Theo tính toán, để đầu tư 5 nghìn USD tại thời điểm đầu năm, tỷ giá ở mức 21.405 đồng/USD (tỷ giá tại Vietcombank ngày 5/1), chị Thảo Nguyên phải bỏ ra hơn 107 triệu đồng. Số tiền này, nếu mang gửi ngân hàng, với mức lãi suất phổ biến 5-5,5% cho thời hạn 6 tháng đầu và 5,5-7% áp dụng cho quý III (tính lãi nhập gốc) thì đến thời điểm 30/9, số tiền ban đầu của chị Nguyên tăng lên 111,6 triệu đồng. Như vậy, chị Nguyên có lời 4,6 triệu đồng.
Lãi suất cho vay USD khó giảm
TS. Cấn Văn Lực đồng tình quan điểm, lãi suất cho vay USD phải giảm tương ứng với lãi suất huy động. Song ông Lực cũng cho rằng, cần có độ trễ vì DN đã ký hợp đồng với ngân hàng rồi. Thêm nữa, lãi suất huy động USD từ tổ chức giảm từ 0,25% xuống 0% là không đáng kể. “Nếu DN tiết giảm được những chi phí khác như chi phí quản lý thì có khi còn tiết giảm được nhiều hơn”, ông Cấn Văn Lực cho hay.
Với việc đầu tư USD và gửi ngân hàng, lãi suất 0,75%, đến cuối tháng 9, chị thu được hơn 28 USD. Cộng thêm chênh lệch tỷ giá sau ba đợt điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ đầu năm tới nay, chị Nguyên thu được 260 USD, quy theo tỷ giá ngày 30/9 là hơn 5,8 triệu đồng. Trong trường hợp lãi suất tiền gửi USD giảm mạnh từ 28/9 theo quyết định mới đây của NHNN (lãi suất tiền gửi cá nhân về 0,25% và lãi suất tiền gửi tổ chức về 0%/năm), chị Nguyên vẫn thu được 5,5 triệu đồng tiền lời nếu đầu tư USD, chênh lệch xấp xỉ 1 triệu đồng so với hình thức gửi tiết kiệm tiền VND.
Đây cũng là lý do khiến chị Thảo Nguyên cũng như nhiều người đang giữ USD không “lăn tăn” nhiều khi lãi suất tiền gửi USD giảm. Tuy nhiên, hơn một tuần sau khi NHNN ban hành quyết định này, đồng USD liên tục giảm mạnh. Tính đến cuối tuần qua, tỷ giá tại Vietcombank còn 22.140 đồng/USD giá mua vào. Quy đổi mức giá mới này, khoản lời từ đầu tư 5 nghìn USD của chị Nguyên chỉ còn 3,7 triệu đồng. Diễn biến mới này của thị trường ngoại hối khiến chị Thảo Nguyên bắt đầu cân nhắc có nên tiếp tục nắm giữ USD hay không!?
Vốn đã bắt đầu dịch chuyển từ USD sang VND
TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ BIDV cho biết, theo quan sát của ông, kể từ thời điểm hạ lãi suất, người dân bán ra USD có tăng một chút nhưng không đáng kể. “Rõ ràng về tâm lý người dân vẫn thích giữ một ít USD vì không muốn bỏ trứng vào một giỏ”, ông Lực phân tích.
Trả lời câu hỏi của PV về việc lãi suất USD giảm và ở mức rất thấp có hạn chế lượng kiều hối cuối năm nay hay không, TS. Cấn Văn Lực khẳng định không nên lo ngại điều này. “Lâu nay chúng ta đều biết người dân gửi USD vào ngân hàng không phải để lấy lãi suất nên lãi suất giảm một tí ti cũng không đáng ngại. Hơn nữa, người ta gửi kiều hối về Việt Nam với nhiều mục đích như: Hỗ trợ người thân, cho bạn bè vay hay đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, trái phiếu… chứ không nhất thiết phải gửi vào kênh ngân hàng lấy lãi suất. Mà sở dĩ lãi suất đã thấp rồi, nay giảm thêm chút thì không có nghĩa là họ không gửi”, chuyên gia của BIDV nhận định.
Đặt câu hỏi về sự dịch chuyển giữa các dòng vốn (USD, VND) trong hệ thống ngân hàng sau quyết định của NHNN, lãnh đạo các ngân hàng đều thông tin dè dặt, thận trọng. Một vài đại diện ngân hàng cho biết, có sự dịch chuyển nhưng không cung cấp số liệu cụ thể. Trong khi đó, thị trường chứng kiến sự sụt giảm bất ngờ và mạnh mẽ của đồng USD khi NHNN ban hành Thông tư 15, “siết” việc mua bán và găm giữ ngoại tệ, bắt đầu có hiệu lực từ 5/10. Bên cạnh đó, theo Thông tư 13 của NHNN quy định các DN có trách nhiệm tự cân đối nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu sử dụng hợp pháp số ngoại tệ còn lại phải bán cho tổ chức tín dụng. TS. Cấn Văn Lực cho biết, hiện các DN cũng đang bước vào giai đoạn chuẩn bị thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu cuối năm nên theo tâm lý nếu không bị bắt buộc, DN vẫn muốn giữ USD.
Nhận định về việc giữ USD có lợi hay chuyển sang VND có lợi thời điểm này, ông Lực cho rằng, thời gian qua có tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng nhưng gần đây tâm lý này đã giảm nhiều khi NHNN ra thông điệp ổn định tỷ giá đến cuối năm nay và đầu năm tới, đồng thời lãi suất đã giảm nên người dân giữ VND gửi ngân hàng lấy lãi suất sẽ có lợi hơn.
Báo Giao thông