HSBC: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 36 tỷ USD
Thông tin này được đề cập trong Bản báo cáo vĩ mô của ngân hàng HSBC vừa được công bố.
- 03-03-2015HSBC: Có thể trong tuần này NHNN sẽ giảm lãi suất OMO thêm 0,5%
- 02-03-2015HSBC: Chỉ số PMI tháng 2 tăng nhẹ lên mức 51,7 điểm
- 03-02-2015HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu thô
Tóm tắt:
- HSBC dự đoán tiêu dùng cá nhân sẽ tăng từ mức 5,4% trong năm 2014 lên 5,6% trong năm 2015
- HSBC dự báo, NHNN sẽ giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 50 điểm xuống mức 4,5%.
- Bản báo cáo cũng bày tỏ một số quan ngại, cụ thể như: Thu nhập từ dầu mỏ thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến vị thế tài chính của Việt Nam.
- Theo HSBC, dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 36 tỷ USD sẽ là “bệ đỡ” cho việc khó khăn về thu ngân sách năm nay do giá dầu giảm.
Trước hết, bản báo cáo này đã đã cho rằng, các chỉ số thông dụng mới nhất sau khi đã giảm mạnh vào năm 2011, nhu cầu nội địa cũng đã dần cải thiện mặc dù còn khá yếu.
“Giá dầu giảm có thể sẽ thúc đẩy sức mua người tiêu dùng một cách trực tiếp do giá dầu và chi phí vận chuyển thấp hơn, và một cách gián tiếp khi các nhà sản xuất chuyển cho người tiêu dùng một khoản tiết kiệm nhờ giảm giá bán đầu ra”- Bản báo cáo nêu.
HSBC dự đoán tiêu dùng cá nhân sẽ tăng từ mức 5,4% trong năm 2014 lên 5,6% trong năm 2015. Tuy nhiên tổ chức này cũng cho rằng, Việt Nam là nước nhập khẩu ròng về xăng dầu (khoảng gần 0,5 tỷ USD/năm), do đó việc giá dầu giảm sẽ hỗ trợ vị thế thương mại của mình. Việt Nam cũng là nước chú trọng thương mại, đặc biệt là giao thương các sản phẩm không phải dầu mỏ, có nghĩa rằng các nhà sản xuất và xuất khẩu sẽ được lợi từ chi phí đầu vào thấp. Lạm phát tăng thấp cũng tạo cơ hội cho Chính phủ tăng các loại chi phí dịch vụ xã hội cũng như giá điện.
“Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính vì thế cũng sẽ dễ dàng cắt giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 50 điểm xuống mức 4,5%” – HSBC dự báo.
Đánh giá về các kế hoạch hội nhập sắp tới của Việt Nam, HSBC tỏ ra kỳ vọng vào những nỗ lực quan trọng về chính sách tự do hoá thương mại. Những chương trình nghị sự về thương mại trọng điểm như Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định thương mại tự do khu vực châu Âu đang trong tiến trình thảo luận và phụ thuộc vào các cuộc đàm phán thành công liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
“Những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đang được thực hiện bao gồm việc xây dựng hệ thống đường sắt ở các thành phố lớn cũng như nâng cấp đường quốc lộ. Về chính trị, một sự chuyển giao các vị trí lãnh đạo sẽ diễn ra trong năm 2016” – Báo cáo nêu.
Bản báo cáo cũng bày tỏ một số quan ngại, cụ thể như: Thu nhập từ dầu mỏ thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến vị thế tài chính của Việt Nam.
Bởi lẽ, trong năm 2012, dầu mỏ chiếm 19% trong tổng doanh thu cả nước. Chính vì vậy, HSBC cho rằng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là từ dầu mỏ sẽ giảm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cán cân tài chính. “Điều an ủi duy nhất là Bộ Tài Chính đã có đánh giá khá thận trọng về dầu mỏ, có nghĩa rằng việc thiếu hụt nguồn thu ngân sách sẽ không quá khác biệt so với dự toán tài chính. Việt Nam đã tích luỹ dự trữ ngoại hối khoảng 36 tỷ USD” – Bản báo cáo nêu.
Tuy nhiên, có một nguy cơ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không đáp ứng các điều kiện thị trường một cách kịp thời sẽ dẫn đến việc thanh khoản trong nước bị o ép.
Nếu như NHNN "PUBLIC" (công bố) không đáp ứng điều kiện thị trường một cách kịp thời thì có thể xảy ra hai khả năng: Một là cho phép cung cầu thị trường những động lực để quyết định tỷ giá USD/VND; Hai là bơm thêm USD vào hệ thống, thanh khoản có thể mỏng. Một nguy cơ khác là những cải cách chậm chạp đặc biệt là giải quyết các khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, HSBC cũng lấy làm tiếc khi việc “tư nhân hóa tài sản nhà nước” đang được tiến hành chậm mặc dù Chính phủ đã tỏ ra quyết tâm, hay như việc “nới room” cho nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện, VAMC cũng khá chậm chạp trong việc tiến hành bán các khoản nợ....
Khánh Nhi