[INFOGRAPHIC] Việt Nam đã huy động 2,75 tỷ USD trái phiếu quốc tế như thế nào?
Tuần trước, Chính phủ Việt Nam đã lần thứ 3 trong vòng 9 năm qua, huy động thành công vốn trên thị trường tài chính quốc tế với quy mô 1 tỷ USD, lãi suất cố định 4,8% và thời hạn 10 năm.
Đợt phát hành trái phiếu của Việt Nam được thực hiện ngay sau khi Fitch nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc (từ B+ lên BB-) và Moody's (từ B2 lên B1).
Theo Finance Asia, khoảng 73% lượng trái phiếu phát hành lần này dùng để đảo nợ các khoản vay cũ của Việt Nam (2005 và 2010), số còn lại (27%) sẽ là tiền mặt.
Theo thông báo từ Bộ tài chính, lãi suất phát hành thấp (4,8%/năm so với mức lãi suất dự kiến 5,125%/năm), tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm).
Việc hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2010 với tổng lợi ích sau khi hoán đổi là 13,9 triệu USD; góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam.
Do lãi suất thấp của trái phiếu mới phát hành, đồng thời thị trường vốn quốc tế đang diễn biến rất thuận lợi, Bộ Tài chính đang nghiên cứu và báo cáo Chính phủ khả năng phát hành trong thời gian tới để chủ động tái cơ cấu danh mục nợ công hiện hành.
>>>Việt Nam quay trở lại thị trường trái phiếu quốc tế sau 5 năm