MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước - Kỳ 2: Hàn Quốc

30-01-2014 - 06:43 AM | Tài chính - ngân hàng

Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ.

Tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong giai đoạn từ 1980 – đầu những năm 1990 dẫn đến việc các doanh nghiệp tiến hành đầu tư quá mức trong khi có nhiều DN thiếu sự phân tích kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro khi tiến hành đầu tư.

Các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, một phần là tài trợ cho các khoản vay mới. Chính sự bất cân xứng về thời hạn và loại tiền tệ đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng.

Các biện pháp xử lý nợ xấu của Hàn Quốc:

Một là, hình thành quỹ công chúng và công ty quản lý tài sản Hàn Quốc – Korean Assent Management Corporation (KAMCO).

KAMCO phân các tài sản mua thành 2 loại: tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng được thanh toán là không chắc chắn.Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục được phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo.

Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấp của các tài sản có đảm bảo. Đôi khi, KAMCO nẵm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.

Lượng nợ xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua từng năm. Tỷ lệ nợ xấu còn lại/ tổng nợ xấu ngày càng giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm 2001, đã cho thấy vai trò rất tích cực của KAMCO trong việc mua và xử lý nợ xấu. Đến năm 2001, quá trình xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc đã gần như được hoàn thành.

Hai là, thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp.

Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC) là công ty chuyên thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Mục đích hoạt động của CRC là làm sống lại những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Để nắm được quyền quản lý các công ty này, CRC thường mua lại cổ phiếu và/ hoặc mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC.

Ba là, thực hiện các biện pháp hỗ trợ.

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn.

Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt:

(1) Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu được từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC đều được giảm 50% thuế.

(2) Tính vào chi phí: Khi TCTD có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, TCTD được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của TCTD.

(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO, KDIC hay tổ chứ tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chứ lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế.

Hà Phương

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên