Moody’s đưa ra 5 kịch bản xử lý nợ xấu tại Việt Nam
Kết quả định lượng trung bình chỉ ra, nếu tỷ lệ nợ xấu 20% sẽ cần 7,7 tỷ USD tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, tương đương 6% GDP
Hôm nay (3/10) lần đầu tiên Hãng xếp hạng tín nhiệm danh tiếng Moody’s dành riêng một buổi teleconference để công bố về kết quả đánh giá tín nhiệm của Việt Nam và các ngân hàng trong nước.
Trước đó, hôm 28/9, Moody’s cho biết công ty này đã hạ xếp hạng trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam xuống B2 từ mức B1.
Cùng ngày, 8 ngân hàng lớn của Việt Nam gồm: ACB, BIDV, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, VIB và Vietinbank bị hạ xếp hạng năng lực tín dụng độc lập từ E+ xuống E. Các ngân hàng này chiếm khoảng 45% tổng tài sản của ngành ngân hàng vào cuối năm 2011.
Đề cập đến tình hình nợ xấu hiện tại của các ngân hàng Việt Nam, Moody’s cho rằng tỷ lệ thực tế có thể cao hơn con số 8,6% mà NHNN công bố mới đây.
Để lượng hóa giá trị tái cấp vốn cần thiết khi phải xử lý các khoản nợ xấu, các kịch bản khác nhau về tỷ lệ nợ xấu được đưa ra phân tích, từ 10% đến 30%.
Các tính toán của Moody’s dựa trên giả định rằng tỷ trọng tổn thất tín dụng (LGD - Loss Given Default) của các ngân hàng ước tính là 60%.
An Huy