Mua nợ xấu như tách ‘con nghiện’ ra khỏi cộng đồng
- Đó là cách ví von gần gũi của TS. Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, khi nói về việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, ông cho rằng, để xử lý dứt điểm nợ xấu đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan khác.
- 21-05-2015Nợ xấu của của Việt Nam: Các chuyên gia nói gì?
- 20-05-2015Đến cuối tháng 2/2015, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 3,59%
- 17-05-2015Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu, làm được không?
-
Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những quyết sách nhanh, mạnh để ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
-
Thương hiệu Việt, hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
PV. VietNamNet đã có cuộc trao đổi cụ thể hơn với TS. Trần Du Lịch xung quanh vấn đề này.
Lo nhất là tái cơ cấu và xử lý nợ xấu
- Trong điều hành kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm, ông đánh giá thế nào về hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ? Điều gì ông thấy băn khoăn nhất?
TS. Trần Du Lịch: Thời gian qua, ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực và thực thi nhiệm vụ hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường vàng, ngoại tệ, giảm mặt bằng lãi suất hợp lý và quyết tâm thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu.
Lần đầu tiên trong nhiều năm, dư nợ tín dụng tăng trên 4%, điều mà 3 năm qua hệ thống ngân hàng không làm được. NHNN đã đưa ra nhiều chương trình tín dung mang tính sáng tạo, như chương trình cho vay theo mô hình liên kết, tập trung vào 5 lĩnh vực tín dụng ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa,... Những nỗ lực đó đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng, giúp nhiều DN phục hồi sản xuất.
Điều tôi băn khoăn nhất là việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng về tổng thể đã chứng minh sự quyết tâm và nỗ lực của hệ thống ngân hàng để giải quyết vấn đề này.
- Vẫn còn ý kiến cho rằng việc tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu còn chậm và chỉ sự gom lại một cách cơ học, chưa giải quyết đươc tận gốc vấn đề, ông nghĩ sao?
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là vô cùng cần thiết để chúng ta loại khỏi hệ thống những ngân hàng yếu kém,bảo đảm tính an toàn của cả hệ thống. Việc mua lại, sáp nhập giảm 9 ngân hàng là sự nỗ lực và đảm bảo được các nguyên tắc trên.
Còn câu chuyện xử lý nợ xấu là một việc khó đòi hỏi thời gian và quyết tâm cao, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
VAMC (Công ty Quản lý tài sản) mua nợ xấu giống như tách "con nghiện" ra khỏi cộng đồng, xét về lợi ích tổng thể làm lành mạnh hệ thống ngân hàng và vẫn đảm bảo nguyên tắc chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, để xử lý dứt điểm được nợ xấu như kỳ vọng đòi hỏi nhiều yếu tố khác.
- Về vấn đề nợ xấu có ý kiến cho rằng, con số nợ xấu được đưa ra không thống nhất và thiếu minh bạch. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
Trên thực tế có như vậy. Tỷ lệ nợ xấu mỗi đơn vị đưa ra lại dựa trên tiêu chí và mục tiêu khác nhau. Tổ chức tín dụng bao giờ cũng có tâm lý che giấu nợ xấu.
Thực tế, có ngân hàng báo cáo tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 3% nhưng kết quả thanh tra cao gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần. Vì sao các tổ chức tín dụng làm như vậy? Vì nợ xấu ra tăng có nghĩa là TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và cổ tức.
Thông qua công tác thanh tra, giám sát, NHNN trong những năm qua công bố tỷ lệ nợ xấu thường cao hơn tỷ lệ do NHTM công bố. Thực tế đã có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nợ xấu của TCTD báo cáo (khoảng 3% đến 4%) với đánh giá của NHNN thời điểm 2012 (khoảng 17%). Không phải có sự đột biến nào về số liệu nợ xấu mà chẳng qua là con số nợ xấu, chất lượng tín dụng được đánh giá, soi xét quan lăng kính thanh tra, giám sát.
Ví dụ năm 1999-2000 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khoảng 13% trong khi đó theo đánh giá của IMF tỷ lệ nợ xấu của TCTD thời điểm đó không dưới 30% theo chuẩn mực quốc tế. Điều quan trọng hiện nay chúng ta không phải là sự khác nhau của các con số mà tập trung tìm các giải pháp thực thi.
Nợ xấu khoảng 3% là khả quan
- Ông có tin rằng việc đặt mục tiêu đưa nợ xấu về mức 3% năm 2015 là đạt được?
Tôi kỳ vọng như vậy. Kết quả giám sát mới đây trên địa bàn TP.HCM của đoàn ĐBQH cho thấy, 12 ngân hàng TMCP có hội sở tại TP.HCM thì tỷ lệ nợ xấu chỉ 2,45%. Nhưng nếu tính cả các công ty tài chính và một vài NHTM đang được NHNN giám sát đặt biệt, thì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn 5,53%.
Với quyết tâm cao của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua tôi tin là việc đưa nợ xấu về khoảng 3% là khả quan và thực tế, nhưng việc xử lý căn cơ vấn đề nợ xấu và "hậu nợ xấu" chắc chắn phải mất nhiều năm.
- Đâu là khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thời gian qua, thưa ông?
Khó khăn lớn nhất tôi nghĩ là cơ chế để xử lý nợ xấu còn nhiều vướng mắc. VAMC đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc xử lý khối tài sản đã mua và sẽ mua đang là thách thức lớn, nhưng dù sao VAMC cũng là một sự lựa chọn tốt nhất trong bối cảnh nguồn lực tài chính còn hạn chế và không được sử dụng ngân sách.
Song, để xử lý dứt điểm nợ xấu cần thời gian và sự hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động của VAMC, đặc biệt liên quan đến hình thành cơ chế cho thị trường mua bán nợ, trong đó tháo gỡ những vướng mặc liên quan đến quyền của chủ nợ theo Luật dân sự, thủ tục phát mãi tài sản thế chấp,... đang là trở ngại rất lớn trong quá trình thanh lý tài sản thế chấp.
- Xin cảm ơn ông!