MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Nên cho nhà đầu tư mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường”

10-04-2015 - 08:18 AM | Tài chính - ngân hàng

Lãnh đạo EY châu Á - Thái Bình Dương khuyến nghị Việt Nam nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường...

Ông Keith Pogson, lãnh đạo cấp cao về dịch vụ tài chính ngân hàng của hãng kiểm toán Ernst & Young (EY) châu Á - Thái Bình Dương, khuyến nghị Việt Nam nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường.

Mạnh tay mua bán sáp nhập ngân hàng

Để làm được các nội dung nêu trên, việc mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là cần thiết. Điều này cũng từng xảy ra ở các nước trên thế giới.

Xu hướng phổ biến là các ngân hàng lớn thâu tóm ngân hàng nhỏ và một vài trường hợp ngân hàng nhỏ thâu tóm ngân hàng lớn. Vấn đề quan trọng là cần xác định ngân hàng nào có đội ngũ lãnh đạo tốt cho việc sáp nhập này.

Còn theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc của EY Việt Nam, các ngân hàng lớn của các nước trong khu vực cũng được hình thành sau quá trình mua bán sáp nhập.

“Đây là xu hướng tất yếu, vì phép cộng sẽ làm cho các ngân hàng lớn hơn nhưng vẫn cần giao thoa để tạo giá trị cộng hưởng chứ không hẳn là triệt tiêu. Thị trường Việt Nam cần có một vài ngân hàng rất lớn để thực hiện các giao dịch lớn song vẫn cần những ngân hàng nhỏ để “len” vào thị trường ngách, làm các dịch vụ riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cao”, bà Dương nói.

“Để cuộc M&A có thành công hay không cần phải xác định mục tiêu mua bán và sáp nhập với 3 yếu tố có tính quyết định là văn hóa, quan điểm và kỷ luật”, lãnh đạo EY Việt Nam cho hay.

Với thời hạn M&A các ngân hàng theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, ông Keith nhận định rằng, việc thực hiện có khả thi hay không còn tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra. Theo đó, nếu Ngân hàng nhà nước xác định mục tiêu M&A chỉ để giải quyết vấn đề sở hữu thì sẽ làm nhanh trong vòng vài tháng.

Trong khi đó, nếu M&A và vận hành ngân hàng tốt sau sáp nhập có thể phải mất vài năm.

Cho mua nợ xấu giá thấp hơn thị trường

Liên quan đến việc xử lý nợ xấu trong quá trình mua bán và sáp nhập, quan điểm của ông Keith là nợ xấu không phải là rào cản bởi lẽ không có tài sản nào là xấu mà chỉ là giá nợ xấu cao hay thấp.

Về giá mua nợ xấu, với 20 năm tham gia lĩnh vực ngân hàng tại các nước trên thế giới, theo ông Keith, nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường. Giá thị trường là giá do thị trường quyết định và được xác lập thông qua các cuộc đấu giá công khai trên thị trường.

Bên cạnh đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng là mô hình khá phổ biến ở các nước với biện pháp rất hiệu quả là phát hành trái phiếu mua nợ xấu của ngân hàng mới để đảm bảo tỷ lệ nợ ở mức đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước.

Về việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tiến trình tự do hóa ngân hàng trong khu vực năm 2020, ông Keith cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhưng Việt Nam vẫn còn đủ thời gian để chuẩn bị song điều quan trọng là xây dựng những ngân hàng lớn có tầm khu vực. Do đó, sáp nhập và nâng cấp ngân hàng là bước đi hoàn toàn đúng đắn.

Ông Keith cho biết, gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến thị trường Việt Nam và có sự quan tâm nhất định. Song tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại bị khống chế ở mức 30% với ngân hàng cũng là một trở ngại khiến các nhà đầu tư này chưa quyết định tham gia mạnh mẽ hơn.

“Tỷ lệ 30% cũng cần phải cân nhắc hạ thấp bởi vì để các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào Việt Nam cũng muốn nắm quyền kiểm soát tại các ngân hàng này”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Còn theo bà Dương, đây là phép thử của lòng kiên nhẫn, bởi các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ mong muốn có thể hòa hợp hơn, truyền được nhiều kinh nghiệm quản trị kinh doanh hơn. Và thực tế cho thấy nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp nhiều ngân hàng thay đổi toàn diện.

“Họ - những nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng chờ đợi để sở hữu nhiều hơn với mong muốn cùng đồng hành vượt khó và đưa ngân hàng phát triển”, bà Dương nhấn mạnh.

Việc Ngân hàng nhà nước thực hiện quốc hữu hóa một số ngân hàng gặp khó thay vì để các ngân hàng này phá sản là phù hợp với Việt Nam.

Bởi vì, tại Việt Nam, mặc dù tiền tiết kiệm trong người dân nhiều nhưng lượng tiền gửi trong ngân hàng lại ít do niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng chưa cao. Do đó, đây là lựa chọn cần thiết của Ngân hàng Nhà nước để giữ niềm tin của người dân với hệ thống ngân hàng.

>> Việt Nam chỉ nên có 5 ngân hàng lớn

Theo Lê Hường

PV

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên