Ngân hàng Nhà nước giải đáp vướng mắc về gói 30.000 tỷ
Hiện nay có nhiều khách hàng băn khoăn là muốn vay vốn ưu đãi, thì trước khi vay phải có hợp đồng mua hoặc thuê nhà. Điều này dẫn đến rủi ro cho khách hàng nếu không may không vay được vốn ưu đãi.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra một số thông tin cùng giải đáp về những vướng mắc sau hơn hai tháng triển khai gói 30.000 tỷ.
Theo cơ quan này, việc triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở trong thời gian đầu triển khai chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội do một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có một số đã được xử lý, một số vướng mắc khác đang được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành, địa phương phối hợp xử lý.
Cụ thể, về xác định đối tượng thu nhập thấp, trong tháng đầu triển khai, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về đối tượng thu nhập thấp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Trước thực tế này, Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến với Bộ Xây dựng nhằm tháo gỡ vướng mắc này.
Theo đó, các cá nhân, hộ gia đình có khó khăn về nhà ở đáp ứng được điều kiện tại hai thông tư của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thì đương nhiên thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ và không yêu cầu phải xác nhận về thu nhập thấp.
Đáng chú ý, trước tình trạng UBND các xã, phường từ chối xác nhận hoặc chỉ xác nhận về thực trạng nhà ở trong phạm vi địa bàn quản lý cho khách hàng, người dân khiến họ không thể hoàn tất thủ tục vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình trong việc xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở. Những vướng mắc này sẽ sớm được khắc phục.
Trước câu hỏi, khách hàng đóng bảo hiểm ở công ty mẹ không thuộc địa phương đang làm việc, sinh sống thì có thuộc đối tượng tham gia chương trình hay không, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, trường hợp này cần phải có giấy xác nhận của công ty mẹ về việc khách hàng đó đang làm việc tại địa phương nơi có dự án.
Những khách hàng đóng bảo hiểm đủ một năm nhưng không liên tục vẫn thuộc diện được xem xét vay vốn.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, hiện nay không ít khách hàng băn khoăn là họ chưa có nhà ở, nhưng đã có đất thì có được tham gia vay vốn từ gói 30.000 tỷ hay không.
Dẫn quy định của Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho biết nếu diện tích đất ở đó bằng hoặc lớn hơn tiêu chuẩn diện tích đối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh thì không thuộc đối tượng được vay.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, hiện nay có nhiều khách hàng băn khoăn là muốn vay vốn ưu đãi, thì trước khi vay phải có hợp đồng mua hoặc thuê nhà. Điều này đã dẫn đến rủi ro cho khách hàng nếu không may không vay được vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ.
Lý giải cho điều này, đại diện Vụ Tín dụng cho hay, hiện Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo giải quyết vướng mắc này. Theo đó, trường hợp khách hàng chưa có hợp đồng mua, thuê nhà thì ngân hàng có thể xem xét thẩm định và xác nhận với khách hàng về việc ngân hàng sẽ cho vay khi khách hàng hoàn thành ký hợp đồng với chủ đầu tư.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay vẫn còn một số vướng mắc khác mà cơ quan này đang cùng với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và các địa phương tìm hướng giải quyết.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng cho phép 5 ngân hàng thương mại được nhận thế chấp bằng chính căn nhà mua của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế một số văn phòng công chứng không đồng ý chứng minh tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.
Thậm chí, tại một số dự án nhà thu nhập thấp, theo quy định của Chính phủ là phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà “không được phép thế chấp” như dự án Đặng Xá 1, Gia Lâm…
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ đề nghị Bộ Xây dựng rà soát lại các dự án nhà xã hội hiện không được phép thế chấp để tạo điều kiện cho cá nhân sử dụng căn nhà mua làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng; chỉ đạo các chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn; giải quyết các vướng mắc phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Theo cơ quan này, việc triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở trong thời gian đầu triển khai chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội do một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có một số đã được xử lý, một số vướng mắc khác đang được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành, địa phương phối hợp xử lý.
Cụ thể, về xác định đối tượng thu nhập thấp, trong tháng đầu triển khai, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về đối tượng thu nhập thấp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Trước thực tế này, Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến với Bộ Xây dựng nhằm tháo gỡ vướng mắc này.
Theo đó, các cá nhân, hộ gia đình có khó khăn về nhà ở đáp ứng được điều kiện tại hai thông tư của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thì đương nhiên thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ và không yêu cầu phải xác nhận về thu nhập thấp.
Đáng chú ý, trước tình trạng UBND các xã, phường từ chối xác nhận hoặc chỉ xác nhận về thực trạng nhà ở trong phạm vi địa bàn quản lý cho khách hàng, người dân khiến họ không thể hoàn tất thủ tục vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình trong việc xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở. Những vướng mắc này sẽ sớm được khắc phục.
Trước câu hỏi, khách hàng đóng bảo hiểm ở công ty mẹ không thuộc địa phương đang làm việc, sinh sống thì có thuộc đối tượng tham gia chương trình hay không, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, trường hợp này cần phải có giấy xác nhận của công ty mẹ về việc khách hàng đó đang làm việc tại địa phương nơi có dự án.
Những khách hàng đóng bảo hiểm đủ một năm nhưng không liên tục vẫn thuộc diện được xem xét vay vốn.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, hiện nay không ít khách hàng băn khoăn là họ chưa có nhà ở, nhưng đã có đất thì có được tham gia vay vốn từ gói 30.000 tỷ hay không.
Dẫn quy định của Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho biết nếu diện tích đất ở đó bằng hoặc lớn hơn tiêu chuẩn diện tích đối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh thì không thuộc đối tượng được vay.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, hiện nay có nhiều khách hàng băn khoăn là muốn vay vốn ưu đãi, thì trước khi vay phải có hợp đồng mua hoặc thuê nhà. Điều này đã dẫn đến rủi ro cho khách hàng nếu không may không vay được vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ.
Lý giải cho điều này, đại diện Vụ Tín dụng cho hay, hiện Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo giải quyết vướng mắc này. Theo đó, trường hợp khách hàng chưa có hợp đồng mua, thuê nhà thì ngân hàng có thể xem xét thẩm định và xác nhận với khách hàng về việc ngân hàng sẽ cho vay khi khách hàng hoàn thành ký hợp đồng với chủ đầu tư.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay vẫn còn một số vướng mắc khác mà cơ quan này đang cùng với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và các địa phương tìm hướng giải quyết.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng cho phép 5 ngân hàng thương mại được nhận thế chấp bằng chính căn nhà mua của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế một số văn phòng công chứng không đồng ý chứng minh tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.
Thậm chí, tại một số dự án nhà thu nhập thấp, theo quy định của Chính phủ là phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà “không được phép thế chấp” như dự án Đặng Xá 1, Gia Lâm…
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ đề nghị Bộ Xây dựng rà soát lại các dự án nhà xã hội hiện không được phép thế chấp để tạo điều kiện cho cá nhân sử dụng căn nhà mua làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng; chỉ đạo các chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn; giải quyết các vướng mắc phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Theo Bảo Anh