NHNN có thể sử dụng biện pháp can thiệp bắt buộc với 1 ngân hàng yếu kém còn lại
Hiện nay, NHNN đang giám sát chặt chẽ việc các NHTM thực hiện các phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện đúng lộ trình và mục tiêu đã đề ra.
Theo
đánh giá của cơ quan cơ quan giám sát NHNN trong báo cáo về tình hình hoạt động năm 2012 và định hướng 2013, đến nay, về cơ bản, các mục tiêu tái cơ cấu đã đặt ra
trong năm 2012 đã đạt được, cụ thể:
Thứ nhất, xử lý một bước cơ bản các rủi ro tại một số ngân hàng thương mại yếu kém:
NHNN đã tiến hành đánh giá, phân loại các TCTD theo mức độ an toàn, lành mạnh trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát.
Theo đó, NHNN đã xác định được một số TCTD yếu kém hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn hoạt động cần ưu tiên tập trung cơ cấu lại.
Đến nay, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng NHTMCP yếu kém, trong đó 03 ngân hàng đã được hợp nhất với nhau, 01 ngân hàng sẽ được hợp nhất với TCTD khác, 01 ngân hàng đã được sáp nhập, 03 ngân hàng đã được chấp thuận Phương án tự cơ cấu lại.
Đối với 01 ngân hàng yếu kém còn lại, NHNN đang thẩm định phương án do ngân hàng này đề xuất và có khả năng phải sử dụng biện pháp can thiệp bắt buộc.
Tất cả các phương án tái cơ cấu NHTMCP yếu kém, kể cả sáp nhập, hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, NHNN đang giám sát chặt chẽ việc các NHTM thực hiện các phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện đúng lộ trình và mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, khả năng chi trả của hệ thống các TCTD về cơ bản được đảm bảo, bước đầu ổn định hệ thống:
NHNN đã chỉ đạo các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng hợp lý để bảo đảm an toàn hoạt động.
Đến này 31/3/2013, huy động vốn của hệ thống các TCTD trên thị trường 1 là 3.570.208,53 tỷ đồng, tăng 3,92% so với thời điểm 31/12/2012.
Thứ ba, từng bước lành mạnh hóa tài chính, trọng tâm là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu:
Về tăng vốn điều lệ: So với các năm trước, mức tăng vốn điều lệ của các TCTD thấp hơn nhưng vẫn là tín hiệu tích cực. Năm 2012, vốn điều lệ toàn hệ thống tăng hơn 11%, đáng lưu ý là tăng ở hầu hết các nhóm TCTD.
Xử lý nợ xấu trong 3 tháng đầu năm 2013, mặc dù nợ xấu
tiếp tục gia tăng do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho cao, nhiều
doanh nghiệp giải thể và thị trường bất động sạn vẫn trầm lắng; nhưng tốc độ đã
giảm dần (nợ xấu tháng 01/2013 tăng 3,95%; tháng 02/2013 tăng 3,84% và tháng
3/2013 tăng 2,49%).
NHNN thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết
định 780/QĐ-NHNN “về việc phân loại nợ đối với nợ được điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ” dẫn tới 149,75 nghìn tỷ đồng nợ không bị
chuyển sang nhóm nợ do được giữ nguyên nhóm nợ; Tổng số nợ xấu đã được xử
lý bằng dự phòng và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong 3 tháng đầu năm 2013 là
5,48 nghìn tỷ đồng;
Khánh Linh