“Nợ xấu” của chất vấn
Tròn một năm trước, từ khi Thống đốc đăng đàn trả lời chất vấn về vấn đề nợ xấu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, đến nay thì “về cơ bản là nợ xấu vẫn còn đó”.
Để chuẩn bị cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn theo chương trình phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (dự kiến từ 12 - 22/8/2013), Ban Công tác đại biểu vừa gửi văn bản đề nghị các vị đại biểu Quốc hội sớm gửi chất vấn để kịp thời làm thủ tục chuyển đến người có trách nhiệm trả lời.
Sự quan tâm của các vị đại biểu sẽ là cơ sở để cơ quan tham mưu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn, dự kiến người và nhóm vấn đề cần chất vấn trực tiếp tại phiên họp. Nội dung câu hỏi chất vấn cần tập trung vào những vấn đề được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm, Ban Công tác đại biểu lưu ý.
Chưa “chốt” chất vấn đề để gửi qua đường văn bản, song Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng nên tái chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về nợ xấu.
Bởi, tròn một năm trước, từ khi Thống đốc đăng đàn trả lời chất vấn về vấn đề này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức đến nay thì “về cơ bản là nợ xấu vẫn còn đó”, theo nhận xét của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng.
Bày tỏ sự chia sẻ khi giải quyết nợ xấu là vấn đề rất khó và cần có lộ trình, song theo đại biểu Hùng, việc lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quá chậm như vậy chứng tỏ quyết tâm chưa cao và nỗ lực chưa đủ lớn.
Tuy nhiên, một vị đại biểu đã từng chất vấn trực tiếp Thống đốc một năm về trước cho hay: “Tôi sẽ không chất vấn nữa, vì Thống đốc đã làm hết bài rồi. Có muốn làm gì thêm về chính sách tiền tệ cũng rất khó”.
Ở một góc nhìn khác, là người từng đề nghị lập ủy ban độc lập để cắt “khối u” nợ xấu, song đại biểu Trần Hoàng Ngân tại thời điểm này đã có cái nhìn lạc quan hơn về lộ trình xử lý nợ xấu.
Sự ra đời của VAMC, dù chậm, nhưng vẫn có cơ sở để kỳ vọng đây là công cụ hữu ích khi nhìn vào cơ cấu nhân sự và quy chế hoạt động, ông Ngân nói.
Vị đại biểu là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia này cũng đánh giá cao việc trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thời gian qua.
“Thống đốc đang làm tốt và cần được động viên để làm mạnh mẽ hơn nữa”, ông Ngân thể hiện quan điểm.
Trở lại câu hỏi chọn ai để chất vấn cho phiên tháng Tám này, ông Ngân và một số vị đại biểu khác đều “chấm” vị tư lệnh hai ngành Công Thương cùng Kế hoạch và Đầu tư. Bởi minh bạch trong điều hành giá cả, nhất là các mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, điện… vẫn được coi là “nợ xấu” qua nhiều phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường.
Gần nhất, giá điện đã chính thức tăng từ ngày 1/8, sau hàng loạt thông tin từ chính cơ quan quản lý lẫn EVN rằng “chưa có phương án” và muốn tăng phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
Lựa chọn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, đại biểu Nguyễn Thành Tâm, cũng lại liên quan đến “nợ xấu” trong trả lời chất vấn.
Bởi đến tận sáng 1/8, ông Tâm vẫn đang chờ câu trả lời của vị “tư lệnh” ngành này về một chất vấn được gửi từ đầu kỳ họp Quốc hội thứ 5 (tháng 6/2013) vừa qua. Mà nội dung chất vấn này lại liên quan đến câu trả lời chưa thỏa đáng của một chất vấn từ kỳ họp Quốc hội thứ tư vào cuối năm 2012, về trách nhiệm để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
"Tôi đang rà lại ý kiến của cử tri để chọn vấn đề và sẽ nhắc lại nội dung đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư", đại biểu Tâm cho biết.
Đã chất vấn là phải theo đến cùng, dù có phải tái đi tái lại, nhấn mạnh quan điểm này, song đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cũng than thở rằng, có chất vấn bằng văn bản của ông cũng đang thuộc diện “nợ xấu” khi chờ hoài từ năm ngoái đến nay vẫn chẳng thấy hồi âm.
Sự quan tâm của các vị đại biểu sẽ là cơ sở để cơ quan tham mưu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn, dự kiến người và nhóm vấn đề cần chất vấn trực tiếp tại phiên họp. Nội dung câu hỏi chất vấn cần tập trung vào những vấn đề được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm, Ban Công tác đại biểu lưu ý.
Chưa “chốt” chất vấn đề để gửi qua đường văn bản, song Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng nên tái chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về nợ xấu.
Bởi, tròn một năm trước, từ khi Thống đốc đăng đàn trả lời chất vấn về vấn đề này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức đến nay thì “về cơ bản là nợ xấu vẫn còn đó”, theo nhận xét của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng.
Bày tỏ sự chia sẻ khi giải quyết nợ xấu là vấn đề rất khó và cần có lộ trình, song theo đại biểu Hùng, việc lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quá chậm như vậy chứng tỏ quyết tâm chưa cao và nỗ lực chưa đủ lớn.
Chia sẻ quan điểm của Phó chủ nhiệm Hùng, một số vị đại biểu khác cũng nhắc đến câu trả lờicủa Thống đốc Bình với chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngvề mức độ giảm nợ xấu tính đến 30/6/2013. Trong khi, tỷ lệ nợ xấu đã liên tục tăng qua các tháng đầu năm 2013. và theo kết quả điều tra từ Vụ Dự báo thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) thì trên 50% tổ chức tín dụng dự kiến tỷ lệ nợ xấu của họ tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.
Tuy nhiên, một vị đại biểu đã từng chất vấn trực tiếp Thống đốc một năm về trước cho hay: “Tôi sẽ không chất vấn nữa, vì Thống đốc đã làm hết bài rồi. Có muốn làm gì thêm về chính sách tiền tệ cũng rất khó”.
Ở một góc nhìn khác, là người từng đề nghị lập ủy ban độc lập để cắt “khối u” nợ xấu, song đại biểu Trần Hoàng Ngân tại thời điểm này đã có cái nhìn lạc quan hơn về lộ trình xử lý nợ xấu.
Sự ra đời của VAMC, dù chậm, nhưng vẫn có cơ sở để kỳ vọng đây là công cụ hữu ích khi nhìn vào cơ cấu nhân sự và quy chế hoạt động, ông Ngân nói.
Vị đại biểu là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia này cũng đánh giá cao việc trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thời gian qua.
“Thống đốc đang làm tốt và cần được động viên để làm mạnh mẽ hơn nữa”, ông Ngân thể hiện quan điểm.
Trở lại câu hỏi chọn ai để chất vấn cho phiên tháng Tám này, ông Ngân và một số vị đại biểu khác đều “chấm” vị tư lệnh hai ngành Công Thương cùng Kế hoạch và Đầu tư. Bởi minh bạch trong điều hành giá cả, nhất là các mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, điện… vẫn được coi là “nợ xấu” qua nhiều phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường.
Gần nhất, giá điện đã chính thức tăng từ ngày 1/8, sau hàng loạt thông tin từ chính cơ quan quản lý lẫn EVN rằng “chưa có phương án” và muốn tăng phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
Nguy cơ lạm phát quay trở lại cứ đe dọa người dân hoài, phải minh bạch trong điều hành giá cả để kiềm chế lạm phát một cách bền vững, ông Ngân lý giải cho sự lựa chọn của mình.
Lựa chọn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, đại biểu Nguyễn Thành Tâm, cũng lại liên quan đến “nợ xấu” trong trả lời chất vấn.
Bởi đến tận sáng 1/8, ông Tâm vẫn đang chờ câu trả lời của vị “tư lệnh” ngành này về một chất vấn được gửi từ đầu kỳ họp Quốc hội thứ 5 (tháng 6/2013) vừa qua. Mà nội dung chất vấn này lại liên quan đến câu trả lời chưa thỏa đáng của một chất vấn từ kỳ họp Quốc hội thứ tư vào cuối năm 2012, về trách nhiệm để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
"Tôi đang rà lại ý kiến của cử tri để chọn vấn đề và sẽ nhắc lại nội dung đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư", đại biểu Tâm cho biết.
Đã chất vấn là phải theo đến cùng, dù có phải tái đi tái lại, nhấn mạnh quan điểm này, song đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cũng than thở rằng, có chất vấn bằng văn bản của ông cũng đang thuộc diện “nợ xấu” khi chờ hoài từ năm ngoái đến nay vẫn chẳng thấy hồi âm.
Theo Nguyên Thảo