Phá sản ngân hàng và chuyện ai mạnh, ai yếu
Từ nay đến 2015 chỉ cần khoảng 15 đến 17, nhiều nhất là 20 ngân hàng, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN nhận định.
Chính thức cho phá sản ngân hàng yếu kém
“Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong thời gian này”, đó là tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình hồi tháng 8/2012. Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm sau, lần đầu tiên cụm từ “đổ vỡ” chính thức được đưa vào Thông tư 07/2013 – động thái được cho là phản ánh sự chuyển biến trong quan điểm của NHNN đối với phương thức xử lý ngân hàng yếu kém.
Gần đây nhất, hôm 20/6, với 86,75% số phiếu tán thành, sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản (sửa đổi). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ngân hàng được chấp nhận cho phá sản như bất kỳ doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế.
Cơ sở nào để xác định ngân hàng yếu kém?
Thực tế, hiện chưa có một bộ quy chuẩn để xác định ngân hàng yếu kém. Việc phân loại của Ngân hàng Nhà nước năm 2012 gắn liền với giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho 4 nhóm ngân hàng. Theo đó, nhóm 1 (hoạt đồng lành mạnh) tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 (hoạt động trung bình) tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 (hoạt động dưới trung bình) tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 (hoạt động yếu kém) không được tăng trưởng. Chỉ tiêu tín dụng này sau đó được giảm nhẹ vào 2013.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong đó có Mỹ và của các tổ chức xếp hạng cho thấy, việc đánh giá sức khỏe ngân hàng có thể dựa vào các tiêu chí như hệ số an toàn vốn (CAR), nợ xấu.
CAR là thương số của vốn tự có và tổng tài sản rủi ro (tức giá trị các tài sản có nhân với hệ số rủi ro). Ở Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%, theo quy định tại Thông tư 13/2010 của NHNN.
Về tỷ lệ an toàn vốn, cuối năm 2012 trở lại đây, cùng với những khó khăn của thị trường, CAR của hệ thống ngân hàng thương mại tư nhân có xu hướng giảm. Theo số liệu của NHNN, CAR giảm từ mức 14,01% ở thời điểm cuối năm 2012 về 12,8% vào tháng 6/2013. Theo số liệu vừa công bố của NHNN, tính đến cuối tháng 5/2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của hệ thống là 13,28%. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn của các công ty cho thuê tài chính thấp nhất, với 5,28%, của các NHTMNN là 10,7%, và của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 12,28%.
Như vậy có thể nói, nhìn chung các ngân hàng thương mại của Việt Nam đều đáp ứng tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là tỷ lệ này được tính toán trên cở sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu tính toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế, tỷ lệ này sẽ bị thiếu hụt. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đo lường rủi ro tín dụng trong phép tính CAR mà chưa lượng hóa những rủi ro quan trọng khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa.
Ngoài ra còn có một nghịch lý là những ngân hàng có CAR cao thường là các ngân hàng nhỏ, hoặc CAR cao do sở hữu chéo, hoặc CAR quá cao đồng nghĩa ngân hàng đó gần như không huy động nổi tiền gửi hoặc không thể/không muốn cho vay.Mặt khác, các ngân hàng đang tận dụng triệt để việc tăng vốn tự có để xử lý nợ xấu hoặc tái cấu trúc và điều này góp phần duy trì CAR ngày càng cao. Chẳng hạn như trường hợp của Bảo Việt Bank và Tiên Phong Bank.
Xét về tình hình nợ xấu, nợ xấu có xu hướng tăng lên, có nguyên nhân chính là do số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể vẫn tăng cao. Trong khi đó, cách xử lý nợ xấu hiện nay quá chậm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nợ xấu tăng còn có nguyên nhân là do các tổ chức tín dụng đang nới dần ra. Nợ xấu toàn hệ thống sau khi giảm rất mạnh từ 4,55% tháng 11/2013 xuống chỉ còn 3,61% tháng 12/2013 đã liên tiếp tăng qua các tháng đầu năm 2014. Tháng 1/2014, nợ xấu tăng trở lại và lên mức 3,74%, tháng 2 lên 3,86%, tháng 3 lên 3,93% và đến cuối tháng 5 là 4,07%.
Như vậy, nợ xấu đã tăng nhanh trở lại, bất chấp nỗ lực xử lý nợ xấu của hệ thống, nguyên nhân được cho là do tín dụng tăng trưởng quá thấp. Điều này càng cản trở hơn nữa đối với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bởi tái cơ cấu quan trọng là tìm được ngân hàng nào chịu ôm thay phần nợ xấu của ngân hàng yếu kém.
Xác định ngân hàng mạnh, ngân hàng yếu không hề dễ, việc lựa chọn ngân hàng gánh nợ thay hay chấp nhận để một ngân hàng phá sản thậm chí khó hơn nhiều. Trong thời gian tới, theo các chuyên gia, ngay cả khi NHNN bật đèn xanh cho phá sản ngân hàng thì biện pháp tái cơ cấu vẫn là chủ yếu.
>>> Tỷ lệ an toàn vốn của nhóm NHTMNN thấp hơn nhiều so với các NHTMCP
“Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong thời gian này”, đó là tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình hồi tháng 8/2012. Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm sau, lần đầu tiên cụm từ “đổ vỡ” chính thức được đưa vào Thông tư 07/2013 – động thái được cho là phản ánh sự chuyển biến trong quan điểm của NHNN đối với phương thức xử lý ngân hàng yếu kém.
Gần đây nhất, hôm 20/6, với 86,75% số phiếu tán thành, sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản (sửa đổi). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ngân hàng được chấp nhận cho phá sản như bất kỳ doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế.
Đây không phải là lần đầu NHNN xử lý các ngân hàng yếu kém. Giai đoạn khủng hoảng ngân hàng những năm 1990, có khá nhiều ngân hàng thương mại đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất, hoặc mua lại đổi tên, thậm chí giải thể. Kết quả là số lượng ngân hàng thương mại cổ phần giảm từ 51 (năm 1997) xuống còn 39 (năm 2001). Ngược lại, cũng không ít ngân hàng được vực dậy và phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng như Eximbank, VP Bank hay Maritime Bank.
Tuy nhiên, hoạt động xử lý ngân hàng yếu kém mới tập trung vào tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Kể từ 2012 đến nay, NHNN đã hoàn thành tái cơ cấu 8/9 ngân hàng yếu kém và dự kiến xử lý 6-7 ngân hàng yếu kém trong năm nay. Phát biểu tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong 6 tháng cuối năm sẽ tái cơ cấu tập trung vào các ngân hàng lớn.Cơ sở nào để xác định ngân hàng yếu kém?
Thực tế, hiện chưa có một bộ quy chuẩn để xác định ngân hàng yếu kém. Việc phân loại của Ngân hàng Nhà nước năm 2012 gắn liền với giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho 4 nhóm ngân hàng. Theo đó, nhóm 1 (hoạt đồng lành mạnh) tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 (hoạt động trung bình) tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 (hoạt động dưới trung bình) tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 (hoạt động yếu kém) không được tăng trưởng. Chỉ tiêu tín dụng này sau đó được giảm nhẹ vào 2013.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong đó có Mỹ và của các tổ chức xếp hạng cho thấy, việc đánh giá sức khỏe ngân hàng có thể dựa vào các tiêu chí như hệ số an toàn vốn (CAR), nợ xấu.
CAR là thương số của vốn tự có và tổng tài sản rủi ro (tức giá trị các tài sản có nhân với hệ số rủi ro). Ở Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%, theo quy định tại Thông tư 13/2010 của NHNN.
Về tỷ lệ an toàn vốn, cuối năm 2012 trở lại đây, cùng với những khó khăn của thị trường, CAR của hệ thống ngân hàng thương mại tư nhân có xu hướng giảm. Theo số liệu của NHNN, CAR giảm từ mức 14,01% ở thời điểm cuối năm 2012 về 12,8% vào tháng 6/2013. Theo số liệu vừa công bố của NHNN, tính đến cuối tháng 5/2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của hệ thống là 13,28%. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn của các công ty cho thuê tài chính thấp nhất, với 5,28%, của các NHTMNN là 10,7%, và của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 12,28%.
So sánh chỉ tiêu CAR của một số ngân hàng lớn trên thế giới.
Như vậy có thể nói, nhìn chung các ngân hàng thương mại của Việt Nam đều đáp ứng tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là tỷ lệ này được tính toán trên cở sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu tính toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế, tỷ lệ này sẽ bị thiếu hụt. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đo lường rủi ro tín dụng trong phép tính CAR mà chưa lượng hóa những rủi ro quan trọng khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa.
Ngoài ra còn có một nghịch lý là những ngân hàng có CAR cao thường là các ngân hàng nhỏ, hoặc CAR cao do sở hữu chéo, hoặc CAR quá cao đồng nghĩa ngân hàng đó gần như không huy động nổi tiền gửi hoặc không thể/không muốn cho vay.Mặt khác, các ngân hàng đang tận dụng triệt để việc tăng vốn tự có để xử lý nợ xấu hoặc tái cấu trúc và điều này góp phần duy trì CAR ngày càng cao. Chẳng hạn như trường hợp của Bảo Việt Bank và Tiên Phong Bank.
Xét về tình hình nợ xấu, nợ xấu có xu hướng tăng lên, có nguyên nhân chính là do số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể vẫn tăng cao. Trong khi đó, cách xử lý nợ xấu hiện nay quá chậm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nợ xấu tăng còn có nguyên nhân là do các tổ chức tín dụng đang nới dần ra.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Như vậy, nợ xấu đã tăng nhanh trở lại, bất chấp nỗ lực xử lý nợ xấu của hệ thống, nguyên nhân được cho là do tín dụng tăng trưởng quá thấp. Điều này càng cản trở hơn nữa đối với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bởi tái cơ cấu quan trọng là tìm được ngân hàng nào chịu ôm thay phần nợ xấu của ngân hàng yếu kém.
Xác định ngân hàng mạnh, ngân hàng yếu không hề dễ, việc lựa chọn ngân hàng gánh nợ thay hay chấp nhận để một ngân hàng phá sản thậm chí khó hơn nhiều. Trong thời gian tới, theo các chuyên gia, ngay cả khi NHNN bật đèn xanh cho phá sản ngân hàng thì biện pháp tái cơ cấu vẫn là chủ yếu.
>>> Tỷ lệ an toàn vốn của nhóm NHTMNN thấp hơn nhiều so với các NHTMCP