Quản trị rủi ro - Vấn đề cấp thiết của hệ thống các ngân hàng thương mại
Trong quá trình tái cơ cấu hiện nay, các ngân hàng cần có công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động hệ thống.
- 26-07-2015Ngàn tỷ bay theo chứng từ ảo: “Lỗ hổng” quản trị rủi ro
- 03-12-2014Phó Thống đốc: “Thông tư 36 giúp ngân hàng quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế”
- 21-05-2014Banking Vietnam 2014: Công nghệ ngân hàng và Quản trị rủi ro
- 16-12-2013Ngân hàng tăng cường quản trị rủi ro
Trong xu thế hội nhập, sức khỏe của nền kinh tế được phản ánh rõ nét thông qua sự lưu thông của huyết mạch tài chính, tiền tệ, cụ thể là quá trình vận hành của hệ thống các ngân hàng thương mại. Những khó khăn của nền kinh tế, sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp đều có thể mang lại những rủi ro khôn lường cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Do đó, một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của các ngân hàng trong bối cảnh khó khăn là hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu, cố gắng đạt dưới mức 3% theo khuyến cáo của ngân hàng nhà nước. Để làm được điều này, các ngân hàng cần có công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu, đó chính là Hiệp ước Basel II.
Được coi là chuẩn mực để đánh giá các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt nhằm tăng cường hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn vốn, Hiệp ước Basel II về quy định an toàn vốn do Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel xây dựng và ban hành đã được áp dụng trên toàn thế giới.
Giai đoạn 1 triển khai hiệp ước Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm đã cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế này còn gặp không ít khó khăn phát sinh về nhân lực, cơ sở dữ liệu và các giải pháp công nghệ.
Vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm, gắn tiêu chuẩn quốc tế với hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam sẽ là tiền đề để các ngân hàng áp dụng hiệp ước Basel II một cách thống nhất. Đây cũng được coi là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng trong quản trị rủi ro nhằm đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.