MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Nỗi lo mới!

06-11-2014 - 08:26 AM | Tài chính - ngân hàng

Trong khi 8 ngân hàng thuộc diện bắt buộc tái cấu trúc còn ngổn ngang, thì những phát hiện của chính NHNN về 8 tổ chức tín dụng yếu kém khác mới xuất hiện.

Trong đó có nhiều Cty tài chính, đã dẫn đợt tái cấu trúc hệ thống lần 2 và đến “làn sóng” sáp nhập mới: ngân hàng M&A Cty tài chính.

Làn sóng tái cấu trúc lần 2 khác với lần 1 ở 9 ngân hàng bắt buộc tái cấu trúc, là sự ồ ạt trong lặng lẽ. Vì có lẽ thị trường đã quen với chuyện ngân hàng M&A.

Thêm “gánh nặng”

Cũng thấy dễ hiểu hơn khi NH, với cương vị một tổ chức tín dụng lớn, đi mua một tổ chức phi tín dụng là Cty Tài chính (thường có quy mô nhỏ hơn ngân hàng). Việc các ngân hàng mua lại Cty tài chính, bên cạnh hiệu quả nhìn thấy là tận dụng kênh này để cung cấp các sản phẩm bán lẻ và tiện ích thanh toá, tận dụng chính sách tín dụng đơn giản, không yêu cầu tài sản thế chấp, thu hút được một lượng lớn khách hàng; đồng thời với cơ lãi suất cho vay, chủ yếu là cho vay tiêu dùng, của các Cty này thường cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của , trung bình đạt 35% mỗi năm, với lãi suất trong những trường hợp đặc biệt có thể lên đến 60% mỗi năm, hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng, cũng như cơ hội mua vốn giá rẻ sở hữu Cty tài chính từ tay DNNN, đồng thời “hứa hẹn” một gánh nặng lớn đối với các tổ chức tín dụng nhận Cty tài chính, là nợ xấu.

“Lãi suất cao, rủi ro tín dụng đi kèm cũng cao. Theo NHNN chi nhánh TP HCM, tính đến cuối năm 2013, các Cty tài chính và cho thuê tài chính báo cáo tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong ngành tài chính, lần lượt ở mức 21,96% và 37,53%”- Bộ phận phân tích VPBS cảnh báo.

Nợ xấu của hệ thống nhà băng với nỗ lực kéo giảm xuống dưới 5% - một cách lạc quan theo số liệu của NHNN – một khi được cộng thêm từ số liệu nợ với hàng hai con số ở mỗi tổ chức trở lên, sẽ có còn là bức tranh màu hồng và VAMC liệu có còn “đỡ nổi”?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh (BDI), thách thức lớn của công cuộc tái cơ cấu hệ thống là tái cơ cấu sở hữu, bởi tình trạng sở hữu chéo và lũng đoạn rất lớn. Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch về nguồn gốc vốn góp do năng lực vốn ảo, trong khi thiếu các chế tài để xử lý triệt để vấn đề sở hữu… cũng sẽ khiến hệ thống ngân hàng gặp khó khi tái cơ cấu.

Các “hiện tượng” mới xuất hiện gần đây nhất như Hà Văn Thắm tại Ocean Bank, một lần nữa gióng tiếng chuông về vấn đề chủ sở hữu, chi phối sở hữu và năng lực vốn ảo trong các nhà băng? Hệ thống nhà băng đã “sạch” hết các trường hợp như Phạm Công Danh hay Hà Văn Thắm và chắc chắn không “bục”, không “phát sinh” những trường hợp vi phạm mới?

Nghi vấn tỷ lệ an toàn vốn

Bên cạnh những yếu tố “hư thực” trong nhóm lợi ích góp vốn ở các ngân hàng tái cấu trúc bắt buộc lẫn tự nguyện hiện nay, còn là nghi vấn về tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Theo phân tích mới đây của Cty chứng khoán VPBS, trong 10 ngân hàng “khỏe nhất” trên thị trường được NHNN chọn thí điểm thực hiện Basel II, chỉ có ba ngân hàng là Vietcombank, ngân hàng Quân Đội và BIDV - ba tổ chức duy nhất trong hệ thống thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính.

VPBS cho rằng với những quan ngại về tình hình nợ xấu và mức độ minh bạch trong việc báo cáo thực trạng nợ xấu của các khi so sánh tỷ lệ NPL (nợ xấu), LLC (dự phòng rủi ro tín dụng) và CAR hiện tại của mười thí điểm và sau đó thực hiện bài “kiểm tra sức chịu đựng” của tỷ lệ CAR để xem tỷ lệ CAR có thể bị giảm đến mức nào, theo cách dùng tổng số vốn chủ sở hữu và giấy tờ có giá dài hạn để ước tính tổng vốn cấp 1 và cấp 2 của ngân hàng, sau đó tính toán mức vốn có thể bị giảm, từ đó đưa ra ước tính của tỷ lệ CAR trong từng tình huống giả định sau đây:

(1) Tình huống khả quan: các ngân hàng đã phân loại nợ xấu minh bạch và chính xác. (2) Tình huống cơ bản: 50% nợ Nhóm 2 thực tế là nợ xấu (3) Tình huống bi quan: 100% nợ Nhóm 2 thực tế là nợ xấu; kết quả ước tính: Ở tình huống bi quan, có tới một nửa số đang thiếu vốn với tỷ lệ CAR dưới mức tối thiểu quy định 9%. VPBS cũng lưu ý rằng bài kiểm tra đơn giản này mới chỉ xem xét đến rủi ro tín dụng. Do đó tỷ lệ CAR mà VPBS ước tính chắc chắn vẫn cao hơn tỷ lệ CAR tính toán theo chuẩn mực Basel II khi bao gồm cả rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường vào công thức.

Theo Mỹ Lê

hangnt

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên