Tái cơ cấu các TCTD: Những kết quả bước đầu
Các cơ quan hữu quan đã tập trung đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản; xây dựng và tổ chức triển khai phương án cơ cấu lại, trong đó ưu tiên xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Theo Báo cáo của Chính phủ, đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung vào 3 trọng tâm lớn là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng bước đầu đã đạt kết quả quan trọng.
Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan đã tập trung đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản; xây dựng và tổ chức triển khai phương án cơ cấu lại, trong đó ưu tiên xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hoạt động, hệ thống quản trị...
Đồng thời, đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém:Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa hợp nhất thànhNgân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn;Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB);Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank);Ngân hàng Đại Tín (TrustBank);TienPhongBank;Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) hợp nhất vớiTổng Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC); vàGP Bank.
Các ngân hàng thương mại Nhà nước tập trung triển
khai các giải pháp tự củng cố, rà soát các hoạt động kinh doanh chính,
tham gia hỗ trợ thanh khoản và triển khai các giải pháp cơ cấu lại các
ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.
Theo Chinhphu.vn