MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng tín dụng từ cho vay nhỏ, lẻ

01-06-2013 - 17:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Không chỉ ưu đãi tín dụng lãi suất rẻ cho các khách hàng doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đang dành nguồn vốn giá rẻ để kích cầu tín dụng cá nhân.

Đây là một phương thức linh hoạt của ngân hàng để thúc đẩy tăng tín dụng khi khu vực doanh nghiệp còn khó hấp thụ vốn.

Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Nguyễn Gia Định cho biết, tăng trưởng tín dụng của Sacombank 4 tháng qua đạt khoảng 6% so với mục tiêuđược giao cảnăm (12%). Trong đó, cho vay nhỏ, lẻ chiếm hơn 50% tổng dư nợ.

Ngoài  mạnh cho khách hàng cá nhân vay mua nhà để ở, sửa chữa nhà, Sacombank còn mạnh tay bơm vốn cho các tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể có vốn kinh doanh, sản xuất…

Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất của Eximbank dành cho khách hàng cá nhân hiện nay được nhiều khách hàng đánh giá là giải pháp hỗ trợ tài chính tối ưu đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân. Lãi suất cho vay chỉ 9%/năm trong 3 tháng đầu tiên.

Theo đó, đối tượng khách hàng được vay theo chương trình này là khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ Eximbank. Mục đích vay vốn là bổ sung vốn kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân (mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe, du học…). Eximbank linh hoạt cho vay hạn mức theo nhu cầu khách hàng, nguồn thu nhập trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo.

Phương thức cho vay vàthời hạn vay của chương trình này là:Đối với vay bổsung vốn kinh doanh: cấp hạn mức cho vay tốiđa 12 tháng. Đối với vay tiêu dùng: cấp tín dụng từng lần lênđến 180 tháng. Khác với nhiều NHTM khác, Eximbank nhận tài sản thế chấp khá linh hoạt, khách hàng có thể thế chấp tài sản nhà ở, đất ở, phương tiện vận tải hoặc sổ tiết kiệm.

Không chỉ triển khai chương trình cho vay hỗ trợ tài chính lãi suất 9%/năm, hiện nay Eximbank còn có nhiều chương trình tín dụng dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với lãi suất 12%/năm cố định trong 2 năm, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ tiểu thương, cấp hạn thấu chi tín chấp, cho CBNV vay không tài sản bảo đảm…

Tăng trưởng tín dụng của HDBank 4 tháng đầu năm nay mới đạt mức khoảng 4%, song theo ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank, dư nợ đối với khối khách hàng doanh nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định. Trong khi đó, dư nợ khối khách hàng cá nhân đã từng bước được cải thiện.

Hiện HDBank tiếp tục đưa ra các gói vốn ưu đãi lãi suất. Với khách hàng  (bao gồm hộ kinh doanh cáthể và doanh nghiệp tư nhân), HDBank có gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho cá nhân vay tiêu dùng, sản xuất - kinh doanh từ nay đến hết ngày 20/9/2013. Lãi suất của gói tín dụng này là 0% áp dụng trong tháng đầu tiên và 11,86%/năm cố định trong 11 tháng tiếp theo.

Tín dụng cá nhân đã và đang được các ngân hàng kích thích bằng các chương trình ưuđãi lãi suất, nâng hạn mức vốn, cũng nhưkéo dài thời gian trảnợ. Đáng chú ý, dư nợ cho vay bất động sản đang có dấu hiệu cải thiện, khi khách hàng cá nhân có nhu cầu thực về nhà ở đang tính toán để mua căn hộ vào thời điểm hiện tại.

Vì sao ngân hàng lại mạnh tay với tín dụng cá nhân? Theo lý giải của ông Nguyễn Gia Định, chi phí trong hoạt động cho vay nhỏ lẻ, phục vụ người dân, tiêu dùng là rất lớn, (mức chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra khoảng 4%/năm đối với cho vay nhỏ lẻ hiện nay) nhưng bù lại khi cho vay phân tán, nhỏ lẻ chênh lệch lãi suất giữa đầu vào đầu ra tương đối tốt. Ngân hàng có thể dùng khoản lợi nhuận này để bù đắp cho các chi phí khác, đồng thời khi cho vay phân tán, tính an toàn thường cao hơn đối với khoản vay lớn, rủi ro tiềm ẩn nhiều hơn.

Chính vì phân tán được rủi ro trong cho vay nhỏ, lẻ nên chiến lược của nhiều ngân hàng trong năm nay và những năm tiếp theo là đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng cá nhân song song với cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

Theo Công Trí

hangnt

chinhphu.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên