Thị trường vàng trong nước sẽ ra sao sau ngày 30/6?
Đến thời điểm này, các ngân hàng thương mại đã chính thức đóng trạng thái dư nợ và huy động vàng. Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện sự kiên quyết khi không gia hạn thêm thời gian tất toán trạng thái vàng.
Tuy nhiên, vấn đề được giới đầu tư quan tâm là sau
ngày 30/6, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều tiết thị trường theo hướng nào,
cầu vàng trong nước ra sao và khoảng cách chênh lệch giá có được thu
hẹp?
Chặng đường đầy gian nan
Hôm nay là ngày cuối cùng các ngân hàng thương mại phải tất toán xong trạng thái thái vàng. Theo Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm này mục tiêu tất toán vàng đã cơ bản hoàn tất. Những nguy cơ hệ thống đã được xử lý tương đối ổn định.
Ngay từ thời điểm này, nhìn lại quá trình thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường vàng hơn một năm qua, chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, quá trình tất toán vàng quả là một chặng đường dài và đầy gian nan.
Giai đoạn giữa năm 2012, sau những biến cố thị trường và việc sử dụng vốn huy động vàng không đúng mục đích Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vàng vào ngày 25/11/2012. Tuy nhiên trước sức ép tất toán số dư huy động vàng lớn cùng với đó thanh khoản của hệ thống thời điểm đó chưa thực sự tốt, Ngân hàng Nhà nước buộc phải gia hạn thời gian tất toán đến ngày 30/6/2013.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh quá trình chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng.
Song, chưa dừng lại ở đó, việc các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động mua vàng tất toán trạng thái đã tạo sức ép lên nguồn cung vàng gây xáo trộn trên thị trường. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, từ cuối tháng 3/2013 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định bán vàng miếng qua các phiên đấu thầu để cân bằng cung – cầu vàng bình ổn thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng thuận từ các tổ chức tín dụng và cả dư luận.
“Đến thời điểm hiện nay đúng như dự đoán hoạt động tất toán về cơ bản đã hoàn thành. Và có thể nói những tính toán trên của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý. Bởi nếu “ép” các tổ chức tín dụng phải tất toán cuối năm 2012 thì hệ thống lại rơi vào khó khăn thanh khoản,” một chuyên gia ngân hàng đánh giá.
Có thể nói mặc dù đây là một quá trình tương đối gian nan bởi để thay đổi cơ chế, cũng như giảm thiểu rủi hệ thống liên quan tới vàng cần phải có sự quyết tâm và những giải pháp đồng bộ mới mong có được một kết quả tích cực.
“Rất khó nhưng không thể không làm được. Và việc Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt mối quan hệ từ huy động, cho vay chuyển sang mua bán là tiền đề cho những bước tiếp theo trong lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh tế,” vị chuyên gia trên bình luận.
Thu hẹp chênh lệch giá: Cần có thời gian
Sau 30/06, nhu cầu vàng trên thịtrường chủyếu chỉcònđến từnhu cầu tích trữcủa người dân khi màcác ngân hàng thương mại không được phép cho vay hay huy động vàng theo quy định. Tuy nhiên, cũng không thể coi thường lực cầu đến từ nhu cầu mua vàng tích trữ của người dân được.
Trước hết, cần làm rõmụcđích chính của người dân khi thực hiện mua vàng. Ngoài mục đích mua vàng để thực hiện những tập tục, tín ngưỡng thì việc người dân mua vàng có hai mục đích chính: xem vàng như một công cụ để phòng tránh lạm phát và thực hiện mua vàng như một kênh đầu tư dài hạn.
Lãnh đạo Công ty vàng bạc đã quý DOJI cho biết, thực tếnhu cầu tích trữvàng của người dân vẫn còn vànhiều hay ít tùy thuộc vào lạm phát, giácảvàcung ứng vàng của Ngân hàng Nhà nước. Khi các ngân hàng thương mại đóng trạng thái dư nợvàng sau ngày 30/6, nhu cầu mua vàng với số lượng lớn trên thịtrường không còn, chỉcòn cầu vàng của dân nhưng chỉởmức nhất định.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường vàng Việt Nam có đặc thù riêng không giống như ở nước ngoài, người dân sở hữu, mua bán vàng không phải vì lý do thương mại, mà họ giữ vàng bất cứ lúc nào ngay cả khi đất nước bình yên hoặc biến động. Với nhiều người dân giữ vàng bao giờ cũng là tài sản đảm bảo, chính vì vậy hiện tượng vàng hóa trong nền kinh tế có lẽ khó giải quyết và cần một thời gian dài để loại trừ.
Ông Nguyễn Nhật Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam lưu ý, người dânđi mua vàng thường không đánh giá giá vàng trong nước với giá vàng thế giới mà chỉ so sánh giá vàng so với mức đỉnh của nó trong quá khứ để quyết định có thực hiện mua hay không.
Điều này được minh chứng khi giá vàng trong nước giảm xuống mức 35 triệu đồng/lượng vào ngày 28/6 nhưng đã tăng lên 38 triệu đồng vào đầu giờ sáng 29/6. Tuy nhiên, ngay trong sáng nay đã có rất nhiều người dân đổ xô đi mua, mặc cho giá trong nước và thế giới vẫn cách nhau trên 6 triệu đồng/lượng.
Chính vì thế, khi nói về những dự đoán sau thời điểm 30/6, dù không dám đặt ra các kịch bản nhưng các chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước tin rằng, nhu cầu tất toán của các ngân hàng cơ bản đã hết, điều này sẽ khiến mối quan hệ cung cầu sẽ khác đi. Trong khi đó, diễn biến thế giới như hiện nay sẽ không khuyến khích cầu về vàng lớn. Cầu giảm đi, cung bình thường thì bản thân mức chênh lệch thị trường sẽ tự điều chỉnh. Bởi vì, chênh lệch phản ánh một phần quan hệ cung cầu trên thị trường.
Trao đổi về vấn đề này, hầu hết chuyên gia đều cho rằng, sau ngày 30/6, khi các tổ chức tín dụng tất toán xong trạng thái dư nợ huy động vàng thì sẽ giảm đi một lực cầu đáng kể. Khi đó, giá vàng trong nước chắc chắn sẽ giảm xuống và về gần hơn với thế giới.
Nhiều dự đoán cho rằng, rất có thể sau 30/6, chênh lệch giữa hai thị trường có thể sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 2-3 triệu đồng mỗi lượng hoặc thấp hơn thay vì 5 đến 6 triệu đồng như hiện nay.
Tuy nhiên, ông Hiếu lại nhấn mạnh: “Có một điều chúng ta cần quan tâm đó là biến động giá vàng trên thế giới có tác động nhiều đến thị trường Việt Nam nhưng hai thị trường này chưa liên thông với nhau, thành ra mỗi thị trường vận hành theo đặc thù riêng. Hiện tại thị trường Việt Nam tôi nghĩ nhu cầu vàng vẫn còn lớn mà nhu cầu này sẽ tồn tại trong một thời gian nữa, chúng ta đều kỳ vọng thị trường vàng sẽ đi vào ổn định hơn khi mà các ngân hàng thương mại tất toán xong trạng thái vàng của họ và có thể giá vàng trong nước sẽ đi gần với giá vàng thế giới, nhưng tôi nghĩ cần phải có thời gian.”
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng khuyến cáo người dân chưa nên kỳ vọng sau ngày 30/6 thị trường vàng trong nước sẽ tụt xuống mức mong đợi là 1 – 2 triệu đồng ở trong một thời gian ngắn.
Còn Ngân hàng Nhà nước thì cho biết, sau 30/6, chính sách quản lý vàng sẽ không thay đổi nhưng điều kiện thị trường có khác thì các giải pháp quản lý cũng có những điều chỉnh phù hợp với thị trường. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục can thiệp một cách khéo léo thì giá trong nước sẽ giảm dần.
Chặng đường đầy gian nan
Hôm nay là ngày cuối cùng các ngân hàng thương mại phải tất toán xong trạng thái thái vàng. Theo Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm này mục tiêu tất toán vàng đã cơ bản hoàn tất. Những nguy cơ hệ thống đã được xử lý tương đối ổn định.
Ngay từ thời điểm này, nhìn lại quá trình thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường vàng hơn một năm qua, chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, quá trình tất toán vàng quả là một chặng đường dài và đầy gian nan.
Giai đoạn giữa năm 2012, sau những biến cố thị trường và việc sử dụng vốn huy động vàng không đúng mục đích Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vàng vào ngày 25/11/2012. Tuy nhiên trước sức ép tất toán số dư huy động vàng lớn cùng với đó thanh khoản của hệ thống thời điểm đó chưa thực sự tốt, Ngân hàng Nhà nước buộc phải gia hạn thời gian tất toán đến ngày 30/6/2013.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh quá trình chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng.
Song, chưa dừng lại ở đó, việc các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động mua vàng tất toán trạng thái đã tạo sức ép lên nguồn cung vàng gây xáo trộn trên thị trường. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, từ cuối tháng 3/2013 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định bán vàng miếng qua các phiên đấu thầu để cân bằng cung – cầu vàng bình ổn thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng thuận từ các tổ chức tín dụng và cả dư luận.
“Đến thời điểm hiện nay đúng như dự đoán hoạt động tất toán về cơ bản đã hoàn thành. Và có thể nói những tính toán trên của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý. Bởi nếu “ép” các tổ chức tín dụng phải tất toán cuối năm 2012 thì hệ thống lại rơi vào khó khăn thanh khoản,” một chuyên gia ngân hàng đánh giá.
Có thể nói mặc dù đây là một quá trình tương đối gian nan bởi để thay đổi cơ chế, cũng như giảm thiểu rủi hệ thống liên quan tới vàng cần phải có sự quyết tâm và những giải pháp đồng bộ mới mong có được một kết quả tích cực.
“Rất khó nhưng không thể không làm được. Và việc Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt mối quan hệ từ huy động, cho vay chuyển sang mua bán là tiền đề cho những bước tiếp theo trong lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh tế,” vị chuyên gia trên bình luận.
Thu hẹp chênh lệch giá: Cần có thời gian
Sau 30/06, nhu cầu vàng trên thịtrường chủyếu chỉcònđến từnhu cầu tích trữcủa người dân khi màcác ngân hàng thương mại không được phép cho vay hay huy động vàng theo quy định. Tuy nhiên, cũng không thể coi thường lực cầu đến từ nhu cầu mua vàng tích trữ của người dân được.
Trước hết, cần làm rõmụcđích chính của người dân khi thực hiện mua vàng. Ngoài mục đích mua vàng để thực hiện những tập tục, tín ngưỡng thì việc người dân mua vàng có hai mục đích chính: xem vàng như một công cụ để phòng tránh lạm phát và thực hiện mua vàng như một kênh đầu tư dài hạn.
Lãnh đạo Công ty vàng bạc đã quý DOJI cho biết, thực tếnhu cầu tích trữvàng của người dân vẫn còn vànhiều hay ít tùy thuộc vào lạm phát, giácảvàcung ứng vàng của Ngân hàng Nhà nước. Khi các ngân hàng thương mại đóng trạng thái dư nợvàng sau ngày 30/6, nhu cầu mua vàng với số lượng lớn trên thịtrường không còn, chỉcòn cầu vàng của dân nhưng chỉởmức nhất định.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường vàng Việt Nam có đặc thù riêng không giống như ở nước ngoài, người dân sở hữu, mua bán vàng không phải vì lý do thương mại, mà họ giữ vàng bất cứ lúc nào ngay cả khi đất nước bình yên hoặc biến động. Với nhiều người dân giữ vàng bao giờ cũng là tài sản đảm bảo, chính vì vậy hiện tượng vàng hóa trong nền kinh tế có lẽ khó giải quyết và cần một thời gian dài để loại trừ.
Ông Nguyễn Nhật Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam lưu ý, người dânđi mua vàng thường không đánh giá giá vàng trong nước với giá vàng thế giới mà chỉ so sánh giá vàng so với mức đỉnh của nó trong quá khứ để quyết định có thực hiện mua hay không.
Điều này được minh chứng khi giá vàng trong nước giảm xuống mức 35 triệu đồng/lượng vào ngày 28/6 nhưng đã tăng lên 38 triệu đồng vào đầu giờ sáng 29/6. Tuy nhiên, ngay trong sáng nay đã có rất nhiều người dân đổ xô đi mua, mặc cho giá trong nước và thế giới vẫn cách nhau trên 6 triệu đồng/lượng.
Chính vì thế, khi nói về những dự đoán sau thời điểm 30/6, dù không dám đặt ra các kịch bản nhưng các chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước tin rằng, nhu cầu tất toán của các ngân hàng cơ bản đã hết, điều này sẽ khiến mối quan hệ cung cầu sẽ khác đi. Trong khi đó, diễn biến thế giới như hiện nay sẽ không khuyến khích cầu về vàng lớn. Cầu giảm đi, cung bình thường thì bản thân mức chênh lệch thị trường sẽ tự điều chỉnh. Bởi vì, chênh lệch phản ánh một phần quan hệ cung cầu trên thị trường.
Trao đổi về vấn đề này, hầu hết chuyên gia đều cho rằng, sau ngày 30/6, khi các tổ chức tín dụng tất toán xong trạng thái dư nợ huy động vàng thì sẽ giảm đi một lực cầu đáng kể. Khi đó, giá vàng trong nước chắc chắn sẽ giảm xuống và về gần hơn với thế giới.
Nhiều dự đoán cho rằng, rất có thể sau 30/6, chênh lệch giữa hai thị trường có thể sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 2-3 triệu đồng mỗi lượng hoặc thấp hơn thay vì 5 đến 6 triệu đồng như hiện nay.
Tuy nhiên, ông Hiếu lại nhấn mạnh: “Có một điều chúng ta cần quan tâm đó là biến động giá vàng trên thế giới có tác động nhiều đến thị trường Việt Nam nhưng hai thị trường này chưa liên thông với nhau, thành ra mỗi thị trường vận hành theo đặc thù riêng. Hiện tại thị trường Việt Nam tôi nghĩ nhu cầu vàng vẫn còn lớn mà nhu cầu này sẽ tồn tại trong một thời gian nữa, chúng ta đều kỳ vọng thị trường vàng sẽ đi vào ổn định hơn khi mà các ngân hàng thương mại tất toán xong trạng thái vàng của họ và có thể giá vàng trong nước sẽ đi gần với giá vàng thế giới, nhưng tôi nghĩ cần phải có thời gian.”
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng khuyến cáo người dân chưa nên kỳ vọng sau ngày 30/6 thị trường vàng trong nước sẽ tụt xuống mức mong đợi là 1 – 2 triệu đồng ở trong một thời gian ngắn.
Còn Ngân hàng Nhà nước thì cho biết, sau 30/6, chính sách quản lý vàng sẽ không thay đổi nhưng điều kiện thị trường có khác thì các giải pháp quản lý cũng có những điều chỉnh phù hợp với thị trường. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục can thiệp một cách khéo léo thì giá trong nước sẽ giảm dần.
Theo Minh Thúy