MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tướng Chính phủ: Năm 2016 sẽ không còn ngân hàng yếu kém

09-06-2015 - 14:11 PM | Tài chính - ngân hàng

Thông tin này được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định với các nhà đầu tư nước ngoài, tại Diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2015.

Trên tinh thần ghi nhận và lắng nghe các khuyến nghị của các nhà đầu tư, Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư, yêu cầu các Bộ trưởng, theo lĩnh vực quản lý để có xử lý cụ thể, vấn đề nào thuộc bộ phải xử lý, thẩm quyền thủ tướng thì trình Thủ tướng, Chính phủ trình Chính phủ và vấn đề gì thuộc luật thì Chính phủ cân nhắc xem xét trình Quốc hội

“Với tinh thần là tạo mọi thuận lợi cho DN, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực chất lượng sản phẩm và nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng thừa nhận với các nhà đầu tư là những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam. Do đó, thời gian tới Chính phủ sẽ nỗ lực phát huy kết quả đạt được và thực hiện quyết liệt – động bộ để cải cách môi trường kinh doanh. Cụ thể:

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam tiếp tục quản lý điều hành, đảm bảo tăng cường quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, dù tốt hơn nhưng chưa thực vững chắc nên sẽ thực hiện nhiều giải pháp để tính vững chắc của kinh tế vĩ mô tăng lên, kiểm soát lạm phát tốt hơn.

“Mục tiêu lạm phát không quá 5% không chỉ là mục tiêu của năm 2015 mà cả các năm sau; điều hành tỷ giá và lãi suất ổn định theo tín hiệu thị trường, phù hợp tín hiệu thị trường, tăng dự trữ ngoại tệ, bảo đảm ngoại tệ của Việt Nam là 12 tuần nhập khẩu, bội chi ngân sách 5 năm tới sẽ thấp hơn 5% theo cách tính như hiện nay và theo hướng thấp dần, theo Luật ngân sách mới sẽ là 3%/năm” – Thủ tướng nêu các chỉ tiêu cụ thể.

Bên cạnh đó, nợ công sẽ được đảm bảo an toàn trong giới hạn, đảm bảo tái cơ cấu đầu tư công, để chỉ số Icor giảm dần, nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.

Thứ hai, Chính phủ sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thêm thuận lợi cho cộng đồng, cả DN nhỏ và vừa, DN đầu tư nước ngoài có thêm thuận lợi hơn, đảm bảo khu vực công – nông và dịch vụ đều tăng.

Phấn đấu 2015 này, tăng trưởng GDP đạt 6,2% và dự báo 2016 - 2020 GDP sẽ tăng 6,5% và kinh tế vĩ mô ổn định, gắn tăng trưởng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục tập trung tái cơ cấu đầu tư công, DNNN để hoạt động hiệu quả hơn và cạnh tranh bình đẳng giữa các DN của thành phần kinh tế khác, thực hiện cổ phần hoá theo đúng kế hoạch lộ trình đã đưa ra, giảm phần vốn chi phối nắm giữ của Nhà nước không cần nắm giữ.

Về tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định: Năm 2016 sẽ không còn ngân hàng yếu kém, vi phạm pháp luật và đưa nợ xấu đạt mức 3% - mức thông thường trong kinh tế… để ngân hàng hoạt động hiệu quả, công khai minh bạch và lành mạnh, gắn với tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Thứ tư, đẩy mạnh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm túc các cam kết FTA mà VN đã ký kết, cam kết thực hiện, hay Liên minh Kinh tế Á – Âu, hoặc đang đàm phán giai đoạn cuối TPP.

Như vậy, thời gian tới sẽ hoàn tất khoảng 14 hiệp định thương mại tự do, quan hệ với 55 đối tác trong đó có 15 thành viên G20. Đây sẽ là nền tảng quan trọng tạo ra thị trường và môi trường đầu tư phát triển kinh doanh thuận lợi…

 

Khánh Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên