TS. Nguyễn Trí Hiếu nói về món tiền nghìn tỷ chênh lệch từ vàng
Dòng tiền của ngân hàng cũng như một thúng gạo, rất khó kiểm soát. Rất khó để biết tiền để mua vàng được lấy từ thúng gạo nào vì tất cả đều trộn chung với nhau.
Trong vòng hơn 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán 392.900 lượng vàng, tương đương 15,1 tấn cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có quan hệ mua bán vàng miếng với NHNN.
Với khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới trong mỗi phiên đấu thầu tối thiểu 4 triệu đồng/lượng; có thể ước đoán, NHNN đã thu về ít nhất 1.500 tỷ đồng từ sự chênh lệch giá này.
Vậy món tiền nghìn tỉ đấy sẽ đi về đâu? Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi nhanh với T.S Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng về vấn đề này.
Giả định NHNN đã thu về một khoản tiền lớn từ việc bán vàng, theo ông, số tiền này sẽ được sử dụng vào đâu?
Theo như NHNN tuyên bố, số tiền này sẽ không được giữ lại như là lợi nhuận của NHNN mà sẽ được bổ sung vào ngân sách của Chính phủ, với mục đích để chi tiêu cho những chương trình phúc lợi xã hội. Điều này cũng giống như Thống đốc NHNN từng tuyên bố: “Ngân sách nhà nước hưởng lợi từ đấy người dân cũng được hưởng lợi.
Làm sao để giám sát được khoản thu này được NSNN sử dụng hiệu quả chứ không để chạy vào những doanh nghiệp nhà nước yếu kém và công việc này thuộc về Bộ Tài chính. Nên có quy định cụ thể về khoản thu này để Bộ Tài chính có giải trình trước quốc hội để tăng tính minh bạch đối với người dân.
Làm sao để giám sát được khoản thu này được NSNN sử dụng hiệu quả chứ không để chạy vào những doanh nghiệp nhà nước yếu kém và công việc này thuộc về Bộ Tài chính. Nên có quy định cụ thể về khoản thu này để Bộ Tài chính có giải trình trước quốc hội để tăng tính minh bạch đối với người dân.
Trong việc mua – bán nếu có người hưởng lợi thì tất sẽ có người chịu thiệt. Vậy theo ông đâu sẽ là bên bị thiệt hại?
Nếu NHNN thực sự mua rẻ, bán đắt thì người thiệt hại sẽ là những doanh nghiệp bán vàng cho NHNN.
Tuy nhiên, bên bị chịu thiệt chắc chắn sẽ không phải người dân, bởi họ không phải là đối tượng bỏ tiền ra mua 15 tấn vàng. Thiệt hại sẽ rơi vào các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế.
Có gì bảo đảm số tiền thu về sẽ được dùng cho phúc lợi xã hội mà không rơi vào các khoản chi tiêu lãng phí, các DN Nhà nước làm ăn thua lỗ?
Rất khó để nói được điều này. Thực tế, số tiền này có thể được sử dụng vào mục đích sai, những công trình kém hiệu quả. Nhưng đó lại không phải trách nhiệm của NHNN mà là trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là của Bộ Tài Chính. Nếu thực sự NHNN bán vàng ra và có lời, thì số tiền đó phải được hạch toán một cách rõ ràng, phải giải trình rõ xem số tiền đó được sử dụng như thế nào.
Tiền để mua vàng là tiền gửi của dân?
Các ngân hàng là các DN, đang nằm trong tình trạng phải tất toán trước ngày 30-6. Có hay không tình trạng các Ngân hàng sẽ lấy tiền huy động dân cư để mua vàng?
Điều này hoàn toàn nằm trong tay của các ngân hàng. Các ngân hàng quản lý dòng tiền và không loại trừ khả năng tiền huy động mới đây của dân chúng là để mua vàng. Nếu ngân hàng lấy tiền dân chúng thay vì bơm ra tín dụng để mua vàng thì đó là trách nhiệm của ngân hàng đó.
Về cơ bản, không có một quy định nào nói rằng ngân hàng không được phép sử dụng tiền gửi của dân chúng để mua vàng. Việc lấy tiền của dân chúng để mua vàng không phải hành động phạm pháp mà nó nằm trong các giao dịch của Ngân hàng.
Tuy nhiên, cách đây không lâu NHNN từng tuyên bố số tiền các ngân hàng dùng để mua vàng sẽ được thanh tra cẩn thận? Ông đánh giá thế nào về việc này?
Dòng tiền của ngân hàng cũng như một thúng gạo vậy, rất khó kiểm soát. Đó có thể là tiền của tổ chức, tiền huy động dân chúng, tiền cổ đông, chứng khoán, tài sản,… của ngân hàng. Rất khó để biết tiền để mua vàng được lấy từ thúng gạo nào vì tất cả đều trộn chung với nhau.
Dĩ nhiên nếu các ngân hàng phải giải trình thì họ cũng sẽ có cách để giải trình. Tuy nhiên để nói là kiểm soát thì rất khó.
Ông có nhận định thế nào về thị trường vàng trong thời gian tới?
Theo tôi thị trường đang đi dần ổn định về cơ chế, về trật tự thay vì xáo trộn như thị trường thế giới, một phần là nhờ NHNN đã đưa vào thị trường một lượng vàng rất lớn.
Đến một thời điểm nào đó, khi ổn định được thiết lập một cách chắc chắn, thì NHNN sẽ chỉ giữ vai trò chủ đạo và quản lý mà thôi. Chưa rõ bao giờ thị thời điểm đấy đến, nhưng nếu Thị trường vàng ổn định trong năm 2013, thì có lẽ NHNN sẽ cân nhắc việc quay trở lại đúng vai trò của mình trong năm 2014.
Xin cảm ơn ông!
Kháng Linh