"Xử lý nợ phụ thuộc quá nhiều vào lòng tốt và thiện chí của con nợ"
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, trên thực tế, ngân hàng là nơi tập trung nợ xấu, khách hàng là “thủ phạm”, ngân hàng chỉ là “nạn nhân” của nợ xấu.
- 30-07-2015Ngột thở với nợ xấu
- 30-07-2015Hậu M&A với những món nợ khủng
- 30-07-2015Chứng khoán hóa nợ xấu: Công cụ xử lý nợ xấu trong tương lai
-
Khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.
-
Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm
Lợi dụng tâm lý, ngân hàng thường rất… “sợ” mất hình ảnh trước khách hàng, nên nhiều người không những không trả nợ đến hạn mà còn sẵn sàng ăn vạ và lợi dụng dư luận để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
Để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này, phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC, Chủ tịch Công ty Luật BASICO xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, hiện nay có hiện tượng, người dân và doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng nhưng lại không muốn trả nợ, tìm đủ mọi lý do để hoãn khoản nợ đó lại. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?
Luật sư Trương Thanh Đức: Hiện nay, không còn là hiện tượng lẻ tẻ, mà dường như đã trở thành phổ biến, nhiều người quan niệm cứ vay được là xong, giống như câu chuyện cứ tận dụng quyền thành lập doanh nghiệp, mà không quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp… Nhiều khách hàng vay xong cứ muốn quên đi nghĩa vụ trả nợ, thậm chí họ chây ỳ, trì hoãn, càng kéo dài càng tốt.
Các tổ chức tín dụng và hệ thống pháp luật hiện tại đang bất lực với việc chây ỳ trả nợ của con nợ. Khi đã bị kiện ra tòa, bị đơn cũng như những người có nghĩa vụ liên đới thay vì tìm mọi cách để trả nợ, thì lại vẫn tiếp tục tìm đủ cách để trì hoãn, kéo dài thời hạn giải quyết vụ án và kéo dài quá trình phát mại tài sản, thi hành án. Cuối cùng, hậu quả pháp lý là thời hạn để xử lý một khoản nợ phải tính bằng nhiều năm, gấp hàng chục thời hạn luật định.
Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng nợ xấu tích tụ chồng chất qua suốt nhiều năm tháng. Kết quả xử lý nợ phụ thuộc quá nhiều vào lòng tốt và thiện chí của con nợ, vào sự gia ơn, giúp đỡ của các cơ quan chức năng, thay vì phải thực hiện trách nhiệm và dựa vào luật.
Theo tôi, thủ phạm chính là hệ thống pháp luật “lộ cộ”, không hợp lý, không bảo vệ chủ sở hữu, người có quyền mà nghiêng về bảo vệ người chiếm dụng tài sản, người có nghĩa vụ. vì vậy đã dẫn đến tình trạng khuyến khích cách hành xử tha hồ chây ỳ, thậm chí càng chây ỳ càng có lợi.
Điển hình là gần đây, một số Toà án chỉ chấp nhận lãi suất cho vay quá hạn của các tổ chức tín dụng tối đa là 9%/năm và lãi suất trong hạn tối đa là 13,5%/năm và (tức không quá 1 lần và 1,5 lần lãi suất cơ bản). Vì vậy, cứ không trả nợ, cứ để ngân hàng kiện ra toà, lãi suất sẽ thấp hơn mức đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Rồi đặc biệt là khi đã có bản án, con nợ chỉ phải trả lãi suất chậm thi hành án 9%/năm, thấp hơn cả lãi suất vay trong hạn và tất nhiên càng thấp so với lãi suất nợ quá hạn. Hậu quả nhãn tiền của việc chậm thi hành án là đương nhiên, vì càng chây ỳ, trì hoãn càng có lợi.
- Ông là người nghiên cứu rất nhiều những câu chuyện như vậy tại Việt Nam, so với quốc tế thì sẽ thực hiện như thế nào nếu như có trường hợp tương tự xảy ra?
Luật sư Trương Thanh Đức: Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật của nước ta nhiều và chặt vào bậc nhất thế giới. Nhưng chỉ cần một vài điểm mấu chốt không hợp lý là tình thế có thể bị đảo ngược, dẫn đến những ứng xử ngược lại hoàn toàn với cả đống quy định.
Chẳng hạn như thủ tục vay mượn luôn có nhiều loại giấy tờ hoặc luôn luôn phải có tài sản bảo đảm vì nếu không có thì ngân hàng không biết bám víu vào đâu. Chúng ta cũng yêu cầu bắt buộc phải giữ sổ đỏ, phải công chứng và phải đăng ký thế chấp, nhưng khi cần phải xử lý thì lại coi như chưa làm gì cả, bên cho vay lại hoàn toàn không có quyền chủ động xử lý.
Các tổ chức tín dụng hầu như không tự thực hiện được quyền này trên thực tế, nếu chủ tài sản không đồng thuận trực tiếp hoặc gián tiếp. Bởi có xung đột pháp luật do việc xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến nhiều quy định khác về quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền lợi của người tiêu dùng, hình thức và nội dung hợp đồng, thủ tục hành chính, trách nhiệm liên quan đến tài sản và giao dịch,… được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Công chứng…
Chẳng hạn như nước ngoài, nếu đã đầy đủ thủ tục pháp lý thì ngân hàng đương nhiên được kê biên, tịch thu, phát mại tài sản hoặc có ra tòa thì thủ tục cũng vô cùng nhanh gọn, chỉ trong một vài ngày bị đơn đương nhiên phải chấp nhận hợp đồng đó hợp pháp, hợp lệ và sẽ có phán quyết của tòa.
Nhưng thực tế tại nước ta, ngân hàng đã phải làm đủ thủ tục khắt khe, chặt chẽ theo quy định của pháp luật, cuối cùng vẫn gần như các chủ nợ không có bảo đảm, vẫn phải thương lượng, kiện cáo khách hàng như với bất kỳ trường hợp nào khác, nhanh cũng mất một vài năm, thậm chí 5 đến 7 năm.
- Một số ý kiến cho rằng, để nợ xấu cao như hiện nay là do có một số cán bộ ngân hàng ăn chia, thông đồng với doanh nghiệp dẫn đến khó thu hồi nợ?
Luật sư Trương Thanh Đức: Việc tiêu cực, nhũng nhiễu ở nơi này, nơi khác là hoàn toàn có nhưng theo tôi đó chỉ là cá biệt, chỉ một số ít thôi. Còn chủ yếu vẫn là do khách hàng vay không trả được nợ, do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, do không có nguồn thu, do thất thoát vốn và cố tình chây ỳ... Có quá nhiều lý do khách quan, chủ quan khác dẫn tới việc ngân hàng không thu được nợ.
Trên thực tế, ngân hàng là nơi tập trung nợ xấu, có thể nói khách hàng là “thủ phạm”, ngân hàng chỉ là “nạn nhân” của nợ xấu, chứ nói nợ xấu là do ngân hàng gây lên là hoàn toàn nhầm lẫn và rất là nguy hiểm vì sẽ liên quan đến quan điểm xử lý nợ và dồn trách nhiệm vào ngân hàng. Thực chất, đây là trách nhiệm của người đi vay và của nhiều cơ quan liên quan.
- Qua thực tế tìm hiểu, việc xử lý nợ xấu hiện nay đang vướng rất nhiều rào cản. Vậy dưới góc nhìn pháp lý, theo ông để xử lý nợ xấu hiệu quả thì cần phải có những biện pháp gì?
Luật sư Trương Thanh Đức: Đúng là như vậy, hiện ước lượng không dưới 70% rào cản xử lý nợ xấu là do vướng mắc pháp lý. Luật thì chỉ có loáng thoáng một vài ý. Còn bao nhiêu nghị định, thông tư trực tiếp điều chỉnh việc xử lý nợ xấu cũng không vượt nổi các nghị định, thông tư liên quan, chứ chưa nói gì đến mâu thuẫn, vướng mắc với hàng chục đạo luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Vì vậy, để tháo gỡ xung đột, thậm chí là bế tắc trong một rừng luật hiện nay, thì cần phải có một đạo luật xử lý nợ xấu. Cuộc khủng hoảng ngân hàng lần trước, việc xử lý nợ xấu đã từng phải dựa vào “bảo bối” là Quyết định mật số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại nợ của các ngân hàng thương mại. Trước chỉ cần quyết định, nhưng bây giờ thì phải là luật, vì liên quan đến hàng trăm đạo luật khác. Trước là văn bản pháp quy bí mật thì nay cần phải là luật công khai.
Theo tôi, đã đến lúc luật pháp và hành pháp ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, tức bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Những vấn đề này cần phải được cụ thể hoá trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý tài sản đảm bảo.
- Xin cảm ơn ông!
Vietnam+