5 câu hỏi về tiền bạc các cặp đôi nhất định phải nghĩ tới trước khi kết hôn
Dù cho những chia sẻ về tiền nong chẳng có chút nào sự lãng mạn, đây là điều bạn nhất định phải làm. Con số thống kê cho thấy tranh cãi về tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp đôi phải ly hôn.
- 29-01-2016Những lời khuyên 'vàng' về tiền bạc cho năm 2016
- 28-11-20158 lời khuyên về tiền bạc của người kiếm được 500.000 USD mỗi năm ở tuổi 30
- 06-04-2015Giới siêu giàu quan niệm thế nào về tiền bạc?
Sau khi kết hôn, hai con người riêng biệt sẽ về sống chung dưới một mái nhà và chia sẻ nhiều thứ với nhau, trong đó tiền bạc là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó trước khi trao cho người bạn đời của mình một hộp socola hay bó hoa hồng kèm theo chiếc nhẫn kim cương để cầu hôn, bạn sẽ muốn đảm bảo chắc chắn đã trò chuyện thực sự nghiêm túc và cởi mở về tình hình tài chính hiện tại cũng như những dự định, cách thức để đạt được những mục tiêu tài chính trong tương lai.
Dù cho những chia sẻ về tiền nong chẳng có chút nào sự lãng mạn, đây là điều bạn nhất định phải làm. Con số thống kê cho thấy tranh cãi về tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp đôi phải ly hôn.
Dưới đây là một số chủ đề mà các cặp đôi nên bàn luận kỹ lưỡng trước khi kết hôn.
Quan điểm về tiền bạc của bạn là gì?
Trước khi đi đến những chi tiết cụ thể như mở chung tài khoản ngân hàng hay dự định góp tiền mua nhà đất, hãy bắt đầu bằng cách hiểu về quan niệm tiền bạc của người bạn đời. “Hãy nói về tình hình tài chính hiện tại, hiểu cách tiếp cận với tiền bạc của nửa kia”, Andy Smith – chuyên gia tư vấn tài chính tại Mutual Fund Store nói.
Bạn sẽ muốn tìm hiểu người vợ/chồng tương lai cảm thấy như thế nào về tiền bạc hay mục tiêu mà cô/anh ấy đặt ra cho cuộc đời là gì. Thái độ đối với tiền bạc của mỗi người như thế nào? Bố mẹ bạn có dạy bạn về tiêu tiền, tiết kiệm tiền và từ thiện hay không?
Mục tiêu tài chính của bạn là gì?
Sau khi kết hôn, bạn sẽ có hai nguồn thu nhập nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể mua bất cứ thứ gì mong muốn. Có thể bạn thích thường xuyên đi nghỉ nhưng chồng của bạn lại thích sở hữu những chiếc xe hơi đẹp đẽ. Hãy phác họa danh sách những thứ hai người muốn mua và cần mua để có thể phát hiện những xung đột tiềm tàng và giải quyết chúng trước khi chúng nổi lên.
Các cặp vợ chồng cũng nên xem lại các mục tiêu tài chính từng được vạch ra, cụ thể chúng và đặt thời hạn hoàn thành. Hãy trở nên thực tế khi đưa ra hạn chót, nhưng cũng nên suy nghĩ một cách mạnh dạn và đừng ngại đặt ra thử thách cho bản thân.
Mục tiêu của cuộc đời bạn là gì?
Vợ của bạn có muốn hi sinh công việc để ở nhà và chăm sóc con cái trong một thời gian? Bạn hi vọng mình sẽ hoàn thành mục tiêu nào trong ngắn hạn, và 20 năm nữa bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào? Bạn có muốn nghỉ hưu sớm và đi du lịch? Có thể bạn chưa vạch ra một lộ trình cụ thể, nhưng khả năng đạt được ước muốn sẽ tăng lên nếu bạn sớm suy nghĩ về các mục tiêu.
Cải thiện số điểm tín dụng sẽ là một điều khôn ngoan. Hãy nghĩ về sự khó chịu khi vợ chồng bạn nộp hồ sơ vay vốn nhưng lại không được phê duyệt vì một trong hai người bị dính nợ xấu.
Chi tiêu hàng ngày như thế nào?
Tiêu tiền chung trước khi kết hôn là điều nền làm. Bạn sẽ thực sự quan sát được tình hình tài chính của gia đình nhỏ sau này sẽ ra sao. Tổng thu nhập của hai người là bao nhiêu? Sẽ phải tiêu bao nhiêu tiền một tháng? Hai người tiêu tiền chung hay riêng và tiêu riêng thì ai sẽ lo những khoản nào?
Sau khi kết hôn, bạn cần có kế hoạch chi tiêu rõ ràng hơn. Ghi chép chi tiêu hàng tháng để có thể xem lại và điều chỉnh cho thích hợp. Xem lại chi tiêu hàng tháng cũng là cách để bàn về những mục tiêu dài hơn hơn.
Bạn có những tài sản và khoản nợ như thế nào?
Hãy thật sự cởi mở và thành thực khi nói về số tiền tiết kiệm mà bạn đang gửi trong ngân hàng, bảo hiểm, đất đai mà bạn đang sở hữu và cả những khoản nợ mà bạn phải chi trả.