MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 điều cần biết về QE “theo kiểu ECB”

22-01-2015 - 19:07 PM | Tài chính quốc tế

Tối nay (22/1), vào lúc 2h30 chiều theo giờ Frankfurt (tức 8h30 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch NHTW châu Âu Mario Draghi sẽ có cuộc họp báo thông báo về những thay đổi trong chính sách tiền tệ của ECB.

Sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu đang đổ dồn về Frankfurt. Dưới đây là 5 điểm đáng lưu ý về quyết định sắp tới của ECB.

Có QE hay không?

Theo thông tin được đăng tải trên Bloomberg, Hội đồng quản trị của ECB đã đưa ra đề xuất về một chương trình mua tài sản trị giá 1.100 tỷ euro (tương đương 1.300 tỷ USD) để đẩy tăng lạm phát ở 19 quốc gia thành viên eurozone. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg cũng dự báo ông Draghi sẽ đưa ra thông báo về chương trình nới lỏng định lượng (QE).

Từ nhiều tháng nay, QE vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi ở eurozone mà chủ yếu là trên báo chí Đức. Chắc chắn Chủ tịch NHTW Đức Jens Weidmann và Sabine Lautenschlaeger (thành viên hội đồng quản trị của ECB) sẽ phản đối QE.

Trong trường hợp gây thất vọng nhất cho thị trường, QE sẽ được thay thế bằng chương trình mua nợ đã được triển khai từ tháng 9. Từ đó đến nay, ECB đã chi khoảng 35 tỷ euro cho các chương trình này.

ECB sẽ mua gì?

Gói QE mà ECB đề xuất tập trung chủ yếu vào trái phiếu chính phủ - loại tài sản lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất ở eurozone. Các tài sản khác như trái phiếu doanh nghiệp hoặc “nợ siêu quốc gia” được phát hành bởi Ngân hàng đầu tư châu Âu cũng có thể được bổ sung vào danh mục.

Các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa thông báo ECB sẽ dùng tiêu chí phân loại chất lượng trái phiếu như thế nào. Các lựa chọn bao gồm giới hạn trong các tài sản được xếp hạng tín nhiệm AAA hoặc ít nhất là BBB-.

Cả hai lựa chọn này đều loại bỏ các trái phiếu rác được phát hành bởi chính phủ Hy Lạp và đảo Síp, mặc dù các nước này có thể được tính là ngoại lệ nếu đang theo đuổi một chương trình quốc tế.

Đáng chú ý nhất là Hy Lạp – nơi có gói cứu trợ hết hạn vào cuối tháng 2 và cuộc bầu cử diễn ra vào chủ nhật tới có thể chứng kiến chiến thắng của đảng phản đối gói cứu trợ.

Vấn đề nằm ở quy mô?

Nếu ECB mua 50 tỷ euro trái phiếu mỗi tháng cho tới cuối năm 2016 theo kiến nghị, sẽ có tổng cộng 1.100 tỷ euro được bơm vào châu Âu. Đây là mức vượt quá kỳ vọng của thị trường.

ECB đã cam kết sẽ mở rộng quy mô bảng cân đối kế toán lên 3.00 tỷ euro để chống giảm phát. Hiện ECB có 2.200 tỷ euro và con số này sẽ giảm xuống trong những tuần tới, khi 200 tỷ euro nợ dành cho các ngân hàng từ thời khủng hoảng đáo hạn.

Các nước chia sẻ rủi ro như thế nào?

Những người phản đối QE cho rằng chia sẻ rủi ro từ chương trình mua trái phiếu chính phủ là hành vi vi phạm luật lệ của EU. Một cách để “lách luật” là các NHTW sẽ chịu trách nhiệm về bất cứ thua lỗ nào xuất phát từ số trái phiếu mà họ mua. Cách này cũng giúp giảm bớt những ý kiến phản đối và tăng cơ hội giúp ông Draghi xây dựng sự đồng thuận trong nội bộ châu Âu.

Mặc dù Tòa án công lý châu Âu đã có tín hiệu cho rằng các kế hoạch này là hợp pháp, những điều kể trên cũng thể hiện sự hạn chế trong quyền hạn của ECB.

Lãi suất có thay đổi?

Không có chuyên gia kinh tế nào tham gia khảo sát của Bloomberg dự đoán rằng ECB sẽ thay đổi lãi suất cơ bản. Đồng thời, lãi suất tiền gửi đang ở mức -0,2% có nghĩa là ECB yêu cầu các ngân hàng bán tài sản để đổi lấy tiền mặt. PIMCO nhận định ECB nên nâng lãi suất lên mức 0% để QE phát huy tác dụng tốt hơn trên thị trường tiền tệ.

Thu Hương

Thu Hương

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên