5 năm sau khủng hoảng, thị trường tài chính có an toàn hơn?
"Are markets safer now?" là chủ đề của phiên thảo luận diễn ra ngày hôm qua (22/1) tại Diễn đàn kinh tế thế giới - sự kiện đang được tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ.
- 17-01-2014Hiểu thêm về Davos 2014
- 15-01-2014Trăm nơi đổ về Davos
- 16-01-2014Đại biểu Việt Nam mang thông điệp tới Davos
- 23-01-2014Châu Âu đang hồi sinh?
- 22-01-2014Doanh nghiệp lo lấy lại niềm tin
Các lãnh đạo ngân hàng đang cố gắng thuyết phục thế giới rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang trở nên an toàn hơn so với cách đây 5 năm - thời điểm khủng hoảng bùng nổ.
"Are markets safer now?" là chủ đề của phiên thảo luận diễn ra ngày hôm qua (22/1) tại Diễn đàn kinh tế thế giới - sự kiện đang được tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ.
Mở đầu cuộc họp, ngài Douglas Flint, chủ tịch tập đoàn tài chính HSBC, UK đã đưa ra nhận định về tình trạng của hệ thống tài chính toàn cầu. Ông tin tưởng hệ thống tài chính đã trở nên an toàn hơn, dựa trên những chỉ số đòn bẩy tài chính tích cực, mức vốn lưu động ổn định và cơ cấu thị trường đang dần có sự đổi mới.
Tiếp đó, ngài Paul Singer, người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành của Elliott Management, Mỹ đã đưa ra những ý kiến trái chiều. Ông nghi ngờ liệu thị trường tài chính đang thật sự hồi phục. Chính phủ có đã có những thay đổi chính sách tích cực nhưng ông vẫn tỏ ra lo ngại khi rủi ro trong ngành dịch vụ này vẫn ở mức cao, tính thanh khoản giảm, giá cổ phiếu bị bóp méo, và thậm chí chất lượng tín dụng không còn được đảm bảo.
Bà Anat Admati, Giáo sư Kinh tế và Tài chính của trường đại học Stanford, Mỹ cũng đồng tình với quan điểm trên. Theo bà, hệ thống tài chính thế giới “chắc chắn” chưa hồi phục tốt, thậm chí còn có nhiều nguy cơ rình rập. Trong một so sánh thú vị, bà đã ví cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như một “man-made disaster” (thảm họa do con người gây ra). Mà nguyên nhân là do hệ thống tài chính đã dần suy yếu, không còn thích hợp để vận hành tốt chức năng của nó, gây ra cuộc khủng hoảng trên toàn thị trường.
Ngài Antony Jenkins, CEO của tập đoàn Barclays - Anh, lại đưa ra hướng tiếp cận mới bằng cách đặt ra câu hỏi :”Đâu là chức năng của hệ thống tài chính?” Khi một ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền, điều họ quan tâm nhất là mong thu hồi lại vốn. Chức năng của hệ thống tài chính ở đây là đảm bảo mức độ rủi ro của giao dịch này. Thất bại trong việc hạn chế rủi ro 5 năm trước đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Theo ông, rất khó để đánh giá tình hình tài chính hiện nay so với năm 2008, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng ta đang hướng tới một hệ thống quản lý tài chính tối ưu, thân thiện với người sử dụng, mà vẫn đảm quản quản lý các rủi ro.
Hội nghị cũng đặt ra câu hỏi khi đánh giá hiệu quả của việc chính phủ tiếp tục bơm các khoản trợ cấp lớn vào ngân hàng và các tổ chức tài chính. Ba vị khách nam bày tỏ sự tin tưởng với các gói cứu trợ này, nó không chỉ đảm bảo nguồn tài chính cho ngân hàng mà còn có những lợi ích xa hơn với cộng đồng. Trong khi đó, bà Anat, vị khách nữ duy nhất của hội nghị, cho rằng chúng ta đang phung phí các khoản trợ cấp vào một hệ thống đã suy yếu. Tình trạng tài chính sẽ không thể cải thiện khi các tổ chức vẫn chưa nhận ra rằng vấn đề quản lý rủi ro mới là nguyên nhân chính trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Phương Thảo