MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học từ Mittelstand của nước Đức

26-07-2014 - 12:10 PM | Tài chính quốc tế

Các DNNVV của Đức thường được gọi chung là Mittelstand - vốn được ca ngợi là xương sống của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

"Chúng tôi không đào vàng", Joachim Kreuzburg, ông chủ của Sartorius, một hãng sản xuất thiết bị thí nghiệm nói, "Chúng tôi bán xẻng dùng để đào vàng".

Mittelstand – Mô hình thời đại mới

Tuy vậy, những nhà vô địch ẩn danh của nước Đức này đang ngày càng nổi tiếng. Các quan chức và DN từ khắp thế giới đang đổ đến nước Đức để học hỏi Mittelstand, giống như họ đổ xô đến Nhật Bản vào những năm 1970 để nghiên cứu Toyota.

Mario Ohoven, Chủ tịch của BVMW-một cơ quan thương mại cho Mittelstand nói rằng, thời gian gần đây, bất cứ nơi nào ông đi qua đều được yêu cầu tiết lộ về Mittelstand. Những lời yêu cầu này gần đây bao gồm Iran và Ai Cập.

Sức mạnh kinh tế của Đức trong những năm gần đây là lý do rõ ràng tại sao các quốc gia khác muốn mô phỏng theo mô hình kinh tế của nước này. Mittelstand đã đưa ra một số giải pháp đối với mối lo ngại lớn nhất ám ảnh hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Một là về tính toàn diện, một số nước lo ngại rằng hoạt động kinh tế đang trở nên tập trung ở một số ít các công ty khổng lồ và một vài thành phố lớn. Thứ hai là vấn đề thất nghiệp trong giới trẻ: hàng triệu thanh niên vẫn nhàn rỗi trong khi ông chủ than phiền về tình trạng thiếu lao động kỹ năng.

Winfried Weber, một giáo sư khoa quản trị tại Đại học Mannheim giải thích rằng, sự kết hợp của các công ty có quy mô trung bình có nguồn gốc địa phương và một hệ thống học việc mạnh có nghĩa là ở Đức chỉ 7,8% những người tuổi từ 25 trở xuống thất nghiệp, so với con số 22,1% ở Thụy Điển và 54% ở Tây Ban Nha.

Các công ty Mittelstand truyền cảm hứng về lòng trung thành phi thường đối với công nhân của họ: trung bình chỉ có 2,7% người làm công rời bỏ công ty mỗi năm, so với con số 30% tại một số công ty lớn của Mỹ.

Rất nhiều người Hàn Quốc đến Đức để học tập những điều kỳ diệu của Mittelstand. Một trong số đó có Moon Kook-hyun-ông chủ cũ của Yuhan-Kimberley, nhà sản xuất tã lót dùng một lần. Theo ông Moon Kook-hyun, trong nhiều năm qua, Hàn Quốc đã quá phụ thuộc vào một số ít các tập đoàn khổng lồ. Do vậy, cần phải tập trung cải thiện các công ty có quy mô vừa và nhỏ.

Ông là một người đam mê với sự nghiệp của mình. Ông cho biết, đã gác lại sự nghiệp kinh doanh để phục vụ trong Quốc hội. Năm 2007, ông ra tranh cử tổng thống. Ông chỉ giành được 5,7% phiếu bầu. Nhưng thông điệp của ông là một công ty không cần phải có quy mô quá lớn mang tầm thế giới.

Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc, Park Geun-hye gần đây cũng dẫn theo một nhóm DN đến thăm và học hỏi mô hình Mittelstand của Đức. Hàn Quốc cũng đã thành lập trường học Meister theo mô hình kiểu Đức để dạy những trẻ em có tư chất sau này trở thành những bậc thầy về kỹ thuật thương mại.

Ông Moon hiện đang làm cuộc thập tự chinh sang Trung Quốc. Mỗi năm ông giảng dạy cho hàng ngàn người đứng đầu các công ty gia đình của Trung Quốc mà theo ông hiện ở Đức có hơn 1.000 công ty gia tộc như thế có thể cạnh tranh với bất kỳ công ty nào trên thế giới. Và hiện Trung Quốc cũng đã cử đoàn đại diện đến Đức.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư khôn ngoan đã kết luận rằng, cách tốt nhất để hiểu được các Công ty Mittelstand là phải sở hữu một công ty như thế. Trong số những Mittelstand được người Trung Quốc mua là Putzmeister, một hãng sản xuất máy bơm bê tông và PREH chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho ô tô.

Bí quyết thành công của Mittelstand

Trước khi công nhận sự thành công của Mittelstand, cần phải ghi nhớ hai điều. Đầu tiên là mô hình kinh doanh không bao giờ được khép kín. Hệ thống của Đức phụ thuộc vào mối quan hệ tinh tế giữa các trường học và các công ty, vốn và lao động.

Thật khó có thể nhìn thấy điều này tại Hàn Quốc khi chỉ dựa vào tính đối kháng trong mối quan hệ giữa lao động và tiền lương hay tại Mỹ vốn rất nhộn nhịp hoạt động dịch chuyển lao động. Từ cuối thế kỷ 19, nước Anh đã cố gắng để học hỏi mô hình này của Đức bằng cách cử các học viên sang Đức học nghề và đã đạt được thành công nho nhỏ.

Thứ hai là các Mittelstand thay đổi nhanh chóng: khi thế giới đang cố gắng học hỏi từ các Mittelstand, thì họ đang bận rộn học hỏi thế giới. Freudenberg Group, một hãng sản xuất bộ lọc, pít-tông và dầu bôi trơn đã trải qua 8 thế hệ, nhưng người điều hành công ty này, ông Mohsen Sohi-một người Mỹ đã dành 20 năm đầu của sự nghiệp tại Iran. Các Công ty Mittelstand đang nhận ra rằng, họ không thể ở mãi trong một thị trấn nhỏ tại Đức.

Để giữ được sức cạnh tranh, họ biết mình cần phải sản xuất hàng hóa mang tính toàn cầu và phục vụ bất cứ nơi nào có khách hàng. Và để làm được điều này họ đang thuê ngày càng nhiều người nước ngoài. Người kế thừa mới của Sennheiser-hãng sản xuất tai nghe và micro, Andreas Daniel đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “Mọi việc chúng tôi đang làm đều mang tính toàn cầu hóa”.

Mittelstand muốn học hỏi từ "khách hàng sáng tạo" trên toàn thế giới: như Nhật Bản nổi tiếng trong lĩnh vực âm thanh và Mỹ khi nói đến tính thời trang.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người đến Đức học hỏi là vô ích. Nó là một ví dụ sinh động về thực tế rằng, các nhà sản xuất tại các nước phát triển, nước có mức lương cao có thể phát triển thịnh vượng từ toàn cầu hóa nếu họ đầu tư vào nguồn nhân lực và tập trung vào sản phẩm tinh xảo. Các công ty công nghiệp của phương Tây học được mô hình từ sản xuất tinh gọn mà không cần phải áp dụng hệ thống quản lý tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản.

Các công ty của Đức như Freudenberg đang nỗ lực toàn cầu hóa mà không đánh mất bản sắc của mình: Ông Sohi đã học tiếng Đức và ca ngợi "tinh thần Mittelstand" của công ty ông. Khoa học quản lý đã luôn luôn tiến triển bằng cách thu thập ý tưởng từ khắp nơi trên thế giới và kết hợp chúng một cách hiệu quả hơn. Và Đức là một trong những minh chứng tốt nhất cho xu hướng này.

Theo Vũ Anh Tuấn

huongnt

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên