MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bàn về tái định hình ASEAN

25-01-2014 - 13:12 PM | Tài chính quốc tế

Làm thế nào để ASEAN đáp ứng sự mong đợi về chính trị - kinh tế của 60 triệu công dân?

"The Reshaping of ASEAN: Consequences for East Asian Growth" (tạm dịch: Tái cơ cấu ASEAN: Ảnh hưởng đối với sự tăng trưởng của các nước Đông Á) là chủ đề chính của phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 44 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra tại Dovos, Thụy Sĩ. 

Phiên thảo luận xoay quanh câu hỏi: Làm thế nào để tổ chức hợp tác khu vực ASEAN đáp ứng sự mong đợi về chính trị - kinh tế của 60 triệu công dân? 

Các nhân vật tham gia thảo luận bao gồm James T. Riady – Giám đốc điều hành Lippo Group, Indonesia; Gregory L. Domingo- Tổng thư ký bộ thương mại và công nghiệp Philippines; Anthony F. Fernandes – CEO hãng hàng không AirAsia, Malaysia; Soe Thane – Liên minh chính phủ, Văn phỏng chủ tịch Myanmar và đặc biệt là Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

Mở đầu cuộc hội nghị, biên tập viên Fareed Zakaria đưa ra câu hỏi đâu là nhân tố quan trọng giúp cộng đồng ASEAN phát triển bền vững?

Ngài Soe Thane cho rằng kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực phát triển khá năng động và hiệu quả. Khi nhắc tới châu Á, người ta không chỉ biết đến các cường quốc lớn như Trung Quốc, Ấn Độ mà còn nhắc tới ASEAN như một hiện tượng của khu vực, với sự gắn kết và phát triển ổn định giữa các thành viên cả về kinh tế - chính trị.

Cải cách tổ chức khu vực ASEAN là yêu cầu cấp thiết để bắt kịp với xu thế kinh tế thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng từ sự phát triển nhanh chóng của khu vực Đông Á (Trung Quốc, Ấn Độ).

Ngài Anthony F. Fernandes – CEO hãng hàng không AirAsia tỏ ra rất lạc quan trước những tín hiệu tích cực từ ASEAN: mức tiêu dùng tăng lên, nguồn dân số trẻ dồi dào… ASEAN nói chung, và khu vực Đông Á nói riêng được dự đoán sẽ là vùng kinh tế phát triển bứt phá nhất từ nay cho đến năm 2020.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Davos (Nguồn: World Economic Forum)

Nhận xét về việc tăng cường mối quan hệ với các đối tác ngoài khu vực ASEAN, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định ASEAN sẽ tăng cường thúc đẩy thương mại không chỉ giữa các nước trong khu vực, mà còn hi vọng hợp tác với các khu vực khác trên thế giới. Năm 2012, việc ASEAN và 6 nước đối tác chiến lược Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc đàm phán thành công các thỏa thuận tự do thương mại (FTA), là ví dụ tiêu biểu cho mục tiêu phát triển này.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng sức mạnh của ASEAN nằm ở sự đoàn kết giữa các thành viên trong khu vực. Vì vậy, các nước ASEAN sẽ ưu tiên đàm phán với tư cách cả khu vực thay vì theo cá nhân từng nước.

Đến năm 2015, ASEAN sẽ dần chính thức trở thành một cộng đồng chung. Do vậy, Myanmar, với vai trò là chủ tịch mới của ASEAN hi vọng các nước sẽ gạt bỏ các bất đồng, tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, đồng thời đoàn kết nhất trí để mang lại sự hòa bình, ổn định cho khu vực.

Phương Thảo

huongnt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên