Bank of America: "Chứng khoán Trung Quốc sẽ giảm gần 30% trong năm 2016"
Ngân hàng này dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ sụt giảm khoảng 27% trong năm 2016, tức khoảng 2.600 điểm.
- 05-01-2016Chỉ số này cho thấy Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn
- 05-01-2016Trung Quốc “tung phao” cứu chứng khoán
- 05-01-2016Vốn rút ra khỏi Trung Quốc trong 3 tháng qua tương đương GDP Hy Lạp
Theo Bank of America Merrill Lynch, nỗi buồn mà chứng khoán Trung Quốc trải qua trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016 sẽ còn kéo dài suốt cả năm. Ngân hàng này dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ sụt giảm khoảng 27% trong năm 2016, tức khoảng 2.600 điểm.
David Cui, người đứng đầu mảng chiến lược đầu tư cổ phiếu Trung Quốc tại Bank of America, được biết đến là người có cái nhìn bi quan về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong một báo cáo mới được gửi đến các nhà đầu tư, ông cho rằng Trung Quốc – đất nước trong thời gian vừa qua đã có nợ tăng quá nhanh so với quy mô của nền kinh tế - sẽ gặp phải kịch bản tương tự như các nước khác.
“Trong lịch sử, bất kỳ nước nào có nợ tăng trưởng với tốc độ nhanh như vậy sẽ không thể tránh khỏi các vấn đề trong hệ thống tài chính. Các rắc rối đó bao gồm phá giá tiền tệ, tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống ngân hàng lung lay và chúng tôi không cho rằng Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi tin rằng Chính phủ Trung Quốc đã có thể duy trì được sự ổn định trên toàn hệ thống trong vài năm vừa qua là nhờ nhiều loại bảo lãnh ngầm khác nhau. Tuy nhiên điều này khiến hệ thống tài chính càng trở nên mong manh”.
Theo Cui, sự cân bằng mỏng manh hiện nay có thể duy trì được là bởi các nhà hoạch định chính sách nước này sẵn sàng đánh đổi những nỗi đau trong dài hạn để thu về lợi ích trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông không nhìn thấy nguy cơ căng thẳng tín dụng trên diện rộng – tức tình trạng thiếu hụt tín dụng, yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc .
Chuyên gia này cho rằng thị trường cổ phiếu loại A của Trung Quốc (cổ phiếu niêm yết trên TTCK nội địa, bằng nhân dân tệ và rất ít nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được loại cổ phiếu này). Thậm chí nếu loại bỏ các cổ phiếu ngân hàng, giá còn cao hơn nữa.
Rõ ràng là vẫn có rất nhiều lực đẩy có thể hỗ trợ TTCK Trung Quốc và khiến dự đoán của giới chuyên gia trật lất. Đó là các biện pháp bơm thanh khoản của NHTW Trung Quốc, chính sách hạn chế cổ đông lớn thoái vốn, các chiến dịch trực tiếp mua vào cổ phiếu của các quỹ trực thuộc nhà nước và trên thị trường vẫn tồn tại quan điểm cho rằng Chính phủ sẽ không bao giờ cho phép vỡ nợ xảy ra liên tiếp.
Tuy nhiên, Cui tin rằng bất kỳ khi nào Chính phủ Trung Quốc không thể cung cấp các điều kiện mà nhà đầu tư dựa vào để đặt niềm tin vào thị trường (ví dụ như để lỡ mục tiêu tăng trưởng hay không thể duy trì sự ổn định của nhân dân tệ cũng như ngăn chặn làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp hay thị trường bất động sản điều chỉnh mạnh), hệ thống tài chính nước này sẽ ngay lập tức rơi vào tình trạng bất ổn.
Trong khi đó một chuyên gia khác của Bank of America là David Woo đã nêu ra chi tiết những lý do giải thích tại sao 2016 là một “cuộc đại ly hôn” giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc ly hôn này được phản ánh rõ rệt nhất qua tỷ giá.
Trong bối cảnh cả thế giới chú ý đến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong nền kinh tế Trung Quốc kể từ khủng hoảng tài chính, cũng như các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc luôn nghiêng về phương án xoa dịu những nỗi lo lắng trong ngắn hạn, dự đoán về diễn biến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không phải là điều dễ dàng.
Dẫu vậy, sau khi giảm mạnh trong 2 ngày vừa qua, từ nay đến cuối năm chứng khoán Trung Quốc chỉ còn phải giảm 21% nữa để biến dự báo của Bank of America thành hiện thực!