MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bao giờ nước nghèo đuổi kịp nước giàu?

16-09-2014 - 19:09 PM | Tài chính quốc tế

Với tốc độ tăng trưởng như vũ bão, các nước đang phát triển gần như đuổi kịp các nước phát triển. Tuy nhiên, dường như một lần nữa họ đang bị bỏ lại phía sau.

Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ thuộc về các nước giàu có của khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, một số chuyên gia kinh tế cho rằng thế kỷ 21 sẽ là thời đại của các nền kinh tế mới nổi. Kể từ năm 2000, các nền kinh tế mới nổi đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Những nền kinh tế lớn nhất như Ấn Độ và Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng trên 10% mỗi năm. Với tốc độ như vậy, các nước này sẽ bắt kịp với các nước phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống cao hơn ở các nước đang phát triển, đồng thời thế giới sẽ chứng kiến sự dịch chuyển trong sức mạnh kinh tế cũng như chính trị.

Tuy nhiên, dường như đó vẫn là một viễn cảnh khá xa vời. Từ các nước lớn như Brazil và Nga đến các quốc gia nhỏ hơn, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi đang sụt giảm mạnh. Vậy thì, điều gì đang điều khiển quá trình đồng nhất và tại sao quá trình ấy lại chững lại?

Khi so sánh mức thu nhập của các quốc gia, hầu hết các nhà kinh tế học đều sử dụng thước đo là chỉ số GDP bình quân đầu người điều chỉnh theo phương pháp ngang giá sức mua. GDP bình quân đầu người sau khi đã điều chỉnh của Mỹ ở mức 53.000 USD, của Anh là 36.000 USd, của Trung Quốc là 12.000 USD và của Ethiopia là 1.300 USD. 

Sự khác biệt quá lớn từ lâu vẫn là câu hỏi hóc búa đối với các chuyên gia kinh tế. Đáng lẽ các nước nghèo sẽ phải học tập các nước giàu có hơn và “vay mượn” công nghệ để sản xuất nhiều hơn và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, từ những năm 1940 đến những năm 1990, nhìn chung các nước nghèo đều tăng trưởng chậm hơn các nước giàu. Chỉ một số nước may mắn – như Hàn Quốc và Singapore – có thể nhảy vọt từ nhóm nước nghèo sang nước giàu. Đến cuối những năm 1990, thế giới ngạc nhiên khi chứng kiến một loạt quốc gia có được bước nhảy vọt. 

Suốt 15 năm gần đây, các nền kinh tế mới nổi đã tận hưởng trạng thái GDP bình quân đầu người tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, dẫn đến sự đồng nhất về thu nhập. Nhiều nền kinh tế đã thành công khi áp dụng những giải pháp mà các nhà kinh tế học học thường xuyên hối thúc các nước phải làm để thúc đẩy tăng trưởng: mở cửa ra thị trường toàn cầu, cải cách luật pháp để tạo ra môi trường thân thiện với doanh nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ của người lao động. 

Ở Trung Quốc, sản xuất hàng hóa giá rẻ với chi phí nhân công thấp đã tiến hóa thành sản xuất những hàng hóa dịch vụ tinh vi phức tạp hơn, đồng thời người lao động cũng như doanh nghiệp tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm. Từ năm 2000 đến 2009, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển cao hơn khoảng 4 điểm phần trăm so với các nền kinh tế phát triển. Đóng góp của họ vào sản lượng kinh tế toàn cầu tăng từ 1/3 lên gần một nửa. 

Tuy nhiên, chính những lực đẩy tạo nên sự đồng nhất lại đang trở thành lực cản đối với các thị trường mới nổi. Thương mại toàn cầu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ đầu những năm 2000 nhưng đang chậm lại trong những năm gần đây. Thu nhập của một vài nền kinh tế tăng cao nhờ đà tăng của giá hàng hóa trong khi thị trường hàng hóa không còn thuận lợi trong mấy năm gần đây. Quan trọng nhất, các chuỗi cung ứng hàng hóa đã giúp các nước trở thành siêu cường xuất khẩu nhưng không thể giúp họ phát triển công nghệ. Do đó, khi hoạt động thương mại chững lại và giá hàng hóa sụt giảm, các nền kinh tế đang phát triển khó có thể đạt được những thành tựu giống như trong quá khứ. 

Điều này có nghĩa là để lặp lại kỳ tích và đuổi kịp các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế mới nổi phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên