MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bầu lại Hạ viện - quyết định mạo hiểm của Thủ tướng Shinzo Abe

15-12-2014 - 07:08 AM | Tài chính quốc tế

Nhiều người cho rằng ông Shinzo Abe đang mạo hiểm khi quyết định bầu lại Hạ viện trong bối cảnh những chính sách cải cách của ông đang gặp nhiều chỉ trích từ xã hội.

Ngày hôm nay (14/12) tại Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện quan trọng mang ý nghĩa như một phép thử đối với các chính sách của Chính phủ đương nhiệm, đặc biệt là chính sách kinh tế mang tên “Abenomics”: Các cử tri Nhật Bản đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn. Cuộc bầu cử này được tổ chức sớm hơn so với kế hoạch 2 năm khi Thủ tướng Shinzo Abe quyết định giải tán Hạ viện hồi tháng trước nhằm tạo thêm động lực cho công cuộc cải cách mà Chính phủ của ông đang tiến hành trên nhiều lĩnh vực.

Đứng trước những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế “Abenomics”, những tác động tiêu cực từ chính sách này đang khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái, khiến cho chính sách này gặp phải những chỉ trích từ dư luận. Phe đối lập ở Nhật cũng đang tận dụng điểm yếu này để công kích Chính phủ của Thủ tướng Abe. Chính vì thế, vậy giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lần này, Chính phủ của Thủ tướng Abe sẽ có thêm một động lực mới, một cơ sở chắc chắn để có thể thực hiện các chính sách còn dang dở.

Theo các cuộc thăm do dư luận trước cuộc bầu cử, Đảng LDP của Thủ tướng Shinzo Abe có thể giành được từ 303 tới 320 ghế trong tổng số 475 ghế tại Hạ viện và tiếp tục nắm thế đa số cần thiết để có thể thông qua các dự luật một cách dễ dàng. Tuy nhiên, họ cũng sẽ phải đối mặt với một rủi ro là để lọt một số ghế hiện có vào tay các Đảng đối lập như Đảng Dân chủ của Nhật Bản (DPG) và các Đảng khác nhỏ hơn. 

Chiến thắng từ cuộc bầu cử này được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy các chương trình cải cách của mình trong bối cảnh người dân Nhật Bản cho rằng họ chưa cảm nhận được tính hiệu quả của các chính sách này và nền kinh tế đang chìm sâu vào suy thoái.

Chương trình Toàn cảnh thế giới với sự tham gia của khách mời – Ông Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao sẽ đem tới những phân tích chuyên sâu về những những biến động của chính trường Nhật Bản sau cuộc bầu cử.

Nói đến những yếu tố chi phối kết quả của cuộc bỏ phiếu đang diễn ra tại Nhật Bản, ông Trần Việt Thái khẳng định có 3 nhân tố tác động nhiều nhất đó là: tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp, sự yếu kém của Đảng đối lập DPG, tình trạng suy thoái kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Trần Việt Thái cũng cho rằng những chính sách do ông Shinzo Abe đưa ra đã ảnh hưởng rất lớn tới vị thế của Đảng LDP do ông cầm quyền tại Quốc hội Nhật Bản: “Trong hai năm cầm quyền vừa qua, ông Shinzo Abe và Đảng LDP đã đưa ra rất nhiều vấn đề trong đó có không ít vấn đề gây chia rẽ xã hội”.

Theo ông, yếu tố đầu tiên chính là việc tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 7%. Đây là nhân tố trực tiếp và là nhân tố lớn nhất đưa Nhật Bản trở lại trạng thái suy thoái bởi nó tác động tới lòng tin của người tiêu dùng, làm suy giảm nguồn cầu của xã hội.

Thứ hai là quyết định khởi động lại 2 nhà máy điện hạt nhân vào đầu năm tới. Trong bối cảnh Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào những nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài và nhà máy Fukushima vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn đã thực sự gây chia rẽ xã hội, tác động lên những cử tri ủng hộ ông.

Tiếp đến là việc ông Shinzo Abe thông qua đạo luật bí mật quốc gia. Dự luật này ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội Nhật Bản và ngay lập tức, Thủ tướng đã hứng chịu nhiều chỉ trích gay gắt.

Yếu tố cuối cùng được ông Trần Văn Thái đề cập đến là sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc và việc viết lại hiến pháp theo hướng nâng cao vai trò của lực lượng cảnh vệ.


cucpth

Theo VTV

Trở lên trên